Tương Lai Không Ở Trong Tay Ta (Tăng Quốc Kiệt)

Các bậc phụ huynh, thường khuyên con cháu theo học các ngành nghề như bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, kỹ sư, vì dễ kiếm việc và bảo đảm lợi tức.

Nhưng ngay ngành y, bác sĩ trong tương lai, sẽ bị kỹ thuật toán AI làm cho thất nghiệp.

Với siêu máy tính WATSON của IBM (hệ thống trí tuệ nhân tạo Artifica Inteligence Al) từng thắng trò chơi Jeopardy 2011, hiểm họa thất nghiệp của bác sĩ với sự lấn đất dành dân của thông minh nhân tạo không xa.

Read more

Chuyện “Nghề Tổ” - ( Huỳnh Văn Phú)

Có một chuyện quá sức tưởng tượng của con người thường xảy ra tại trại tù Vĩnh Quang Vĩnh Phú, nói ra không ai tin đó là chuyện có thật nhưng sự thật vẫn là sự thật. Tôi không hề nói dối, cường điệu hay bi thảm hóa vấn đề đâu. Khi tôi kể lại chuyện này, tôi vẫn có đầy đủ các nhân chứng hiện đang sinh sống trên xứ Mỹ này. Đó là chuyện các người tù hình sự (những người dân ở ngoài Bắc can tội cướp của giết người hay các tội hình khác) vì đói quá đã phải ăn cứt. Chư vị có thể nào ngờ được một chuyện như vậy lại xảy ra trong xã hội Cộng Sản không? Chuyện như sau:

Read more

Hỏng Rồi Tiếng Nước Tôi!!!. (Captovan)

Ngoài những ngôn ngữ kỳ cục của “BK75”, đại loại như: “ấn tượng, bộ phận người, bức xúc, cục bộ, chỉn chu, đạo cụ, khẩn trương, khống chế, mặt bằng, hồ hởi, năng nổ, phản cảm, quá trình, quỹ thời gian, rốt ráo, sự cố, tác nghiệp, tham quan, thân thương, thiếu đói” v.v.. thì nay (2020) ngôn ngữ VC theo chân ôn dịch VC đang làm đảo lộn ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng của chúng ta khiến những ai còn tha thiết với tiếng Việt phải đau lòng, than theo của cụ Tản Đà:

 -“Lễ nghĩa thời nay trời thu sạch, đạo đức cương thường đảo ngược ru”.

Read more

Không Phải Mọi Người Bắc Đều Giống Nhau (Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng)

Một người lớn tuổi sinh trưởng ở trong Nam đã phát biểu những nhận xét của mình sau khi đã tiếp xúc với 3 loại người Bắc

·      Nhóm thứ nhất: Coolies của Pháp nói theo lối it học.

·      Nhóm thứ hai: di cư năm 1954, ăn nói văn hoa.

·      Nhóm thứ ba: xâm lăng năm 1975, nói năng hạ cấp, đối xử thô bạo

Mặc dầu cùng một phần đất đã sinh ra họ, nhưng sự trau đồi kiến thức, trình độ giáo dục, văn hoá, chính trị, đạo đức, phong thái và tài sản đã xác định rằng:

“KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BẮC ĐỀU GIỐNG NHAU,,”

Read more

TÌNH YÊU hay NGƯỜI YÊU RẮC RỐI- Nguyễn Đình Liên

....Nhưng mãi đến hơn hai chục năm sau, tình cờ, tôi mới có dịp gặp lại người bạn cũ này.

Đó là một đêm Giao Thừa âm lịch tại thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah.

Ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Trong một căn chung cư ẩm thấp nghèo nàn ở vùng

North Salt Lake. Ngồi trước mặt tôi là một người đàn ông ốm yếu, đầu tóc bạc

trắng, nhìn tôi qua cặp mắt ủ rủ, chính là hắn.

Tôi hỏi hắn:

Chuyện gì đã xảy ra? ông có nhớ tôi đã từng nói với ông là hãy sống hạnh phúc với Hạ và hãy biết quý trọng tấm lòng cao thượng của nàng.

Hắn nhìn tôi, với ánh mắt sáng lên chút diễu cợt, rồi biến mất, chỉ còn hai bên khóe

mắt của hắn tôi nhìn thấy những vết hằn buồn rầu ai oán.

Read more

NGƯỜI KHÁCH LẠ TRONG TIỆC TẤT NIÊN ( Huỳnh Văn Phú)

Nhìn nét mặt của nàng cùng với giọng cười rất tự nhiên, Nam chợt nhận ra cái tính chất rất ”thiếu nữ” ở người con gái đã dâng trọn đời mình cho Chúa. Chiếc áo dòng đen nàng mặc trên người kia, Nam đã nghĩ rằng, giá nàng cởi bỏ chiếc áo ấy ra, nàng có thể dẫm lên hàng trăm quả tim của những thằng đàn ông mà bước. Và chàng chắc chắn rằng với cái nhan sắc ấy, sự diụ dàng và thông minh cùng học vấn ấy, nếu sống cuộc đời của một người bình thường, nàng sẽ có một hạnh phúc vươn lên cao hơn nhiều so với những thiếu nữ cùng trình độ khác. Nhưng nàng đã chọn con đường đi riêng của nàng, con đường hy sinh cao cả với một niềm tin vô biên mà một kẻ ”ngoại đạo” như Nam, không tài nào hiểu nổi.

Read more

LÁ THƯ CUỐI CÙNG (Kính tặng đến những bậc Cha Mẹ bất hạnh)- Du Tử

Đặc biệt là ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn.

Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mủi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao.

Read more