Do không còn được Hoa Kỳ viện trợ súng đạn kể từ 27-1-1973, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đẩy dần vào cái thế không thể nào tự vệ được nữa trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt
Tháng 3-1975 Miền Trung mất dần, rồi đến miền Nam.
Xin mời đọc giả xem phong thái tiêu biểu của một số Y Sĩ trong những ngày đó, tại một số đơn vị.
Read more
Bọn Cộng Sản đã bày trò bịp thế gian một lần nữa, sau vụ “đường mòn xương trắng” và khuyên những người nhẹ dạ chớ có mắc lừa, anh quyết định viết quyển sách này.
Họ bảo rằng bề dài địa đạo là hai trăm dậm. Em có tin không? Sự thực Củ Chi có mấy khúc địa đạo còn tạm xài được trước khi Mỹ vô (1964)?
Quận Củ Chi là một quận nhỏ gồm mươi lăm xã cách Sài Gòn hai chục cây số đường chim bay, nhưng nó là cửa ngỏ đi vào Sài gòn cho nên có hai bên Quốc Gia lẫn Cộng Sản đều tử chiến ở đây, một chiến trường khốc liệt nhất Miền Nam trong cuộc chiến tranh lần thứ hai của nước ta.
Read more
Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi liếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Nauy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại:
· Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi. Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Read more
Tôi thao thức nghĩ đến bà nội tôi, học vấn của bà rất ít, chỉ đọc được năm ba chục chữ nho. Bà dạy con, dạy cháu qua ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ. Việc nào cũng có một câu thích ứng, khôn ngoan để nói ra. Nhắc đi nhắc lại mãi, làm nó len vào ký ức của con cháu, không thể quên, không phai được. Những câu như: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Chồng giận thì vợ làm ngơ, đừng đổ thêm dầu lửa vở nhà thiêu. Một câu nhịn chín câu lành. Thương người như thể thương thân. Điều mình không muốn đừng làm cho người khác. Anh em như thể tay chân. Được mùa chớ phụ môn khoai. Vân vân và vân vân.”
Read more
“Mang ơn cái cối, cái chày,
Đêm khuya giã gạo, có mày, có tao”.
Cảm ơn mưa nắng rạt rào,
Cho mùa gặt hái lúa cao ruộng đồng,
Read more
Thân tặng các phụ nữ đã đứng bên cạnh cuộc đời của tôi
Thời xa xưa trong các sách bàn về Tướng Mệnh Học, người ta chỉ đề cập 2 yếu tố KHẢ ÁI và KHẢ HỈ để mô tả những đặc trưng của người phụ nữ.
Những phụ nữ khả ái là những phụ nữ đẹp nhưng người đàn ông thích yêu thương chiều chuộng nâng niu nhiều hơn là nghĩ đến chuyện mây mưa. Nữ diễn viên điện ảnh Audrey Hepburn của Thụy Điển và nữ ca sĩ Ngọc Lan của người Việt Hải Ngoại là 2 hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ dễ thương khả ái.
Những phụ nữ khả hỉ là những phụ nữ đẹp nhưng khi nhìn ngắm vào những phụ nữ này người đàn ông luôn nghĩ đến chuyện mây mưa. Nữ diễn viên Marylyn Monroe của Hoa Kỳ và nữ diễn viên Brigitte Bardot của Pháp là 2 hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ khả hỉ.
Read more
Trước năm 1975, cựu Đại Tá Tôn Thất Soạn từng là Chiến Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Nhiệm vụ sau cùng của ông là TỉnhTrưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Hậu Nghĩa. Ông là một trong hai vị Chiến Đoàn Trưởng đầu tiên của Lữ Đoàn TQLC (9/5/1966) tham dự những cuộc hành quân lịch sử tại vùng II Chiến Thuật và đặc biệt trong trận Tết Mậu Thân 1968 ở thủ đô Sài Gòn.
Khi Cộng Sản xâm chiếm miền Nam Việt Nam, ông bị bắt và bị tù cải tạo 13 năm, qua Mỹ theo diện HO năm 1992 và sống tại Iowa City, Iowa.
Bài viết sau đây của ông trình bày những chứng cớ cho thấy địa đạo Củ Chi của CSVN chỉ là một trò bịp thiên hạ.
Read more
Thứ Ba tuần rồi, bà Kamala đã lấy quyết định chính trị đầu tiên, cũng là lớn nhất của bà: chọn người đứng cùng liên danh, ra phó.
Read more
Tôi chưa (và có lẽ không) có cơ hội nào để trở lại Pleiku. Ngày xưa, tôi chỉ ghé lại thành phố bụi đỏ này một đôi lần ngắn ngủi, như chỉ một thoáng chợt đến chợt đi, chưa hề làm quen với một “em Pleiku má đỏ môi hồng”nào. Ngoài Đồi Đức Mẹ, nơi đơn vị đóng quân một tháng, cả một tháng “gió lạnh mưa mùa”, tôi chỉ còn nhớ cái quán rượu trong Khu Chợ Mới, nơi anh bạn Biệt Động Quân đưa tôi đến để tìm những cơn say, và một ngôi trường được dùng làm cô nhi viện, nơi có sœur Anna xinh đẹp, đã gợi lại trong tôi hình ảnh của những đồng đội đáng mến mà vắn số như Nguyễn Phú Hùng Em. Tôi da diết nhớ đơn vị xưa, thời chúng tôi còn trai trẻ, nhớ từng khuôn mặt bạn bè đã nằm lại trên các chiến trường xưa hay đang lưu lạc muôn phương, tiếc thương cho cuộc tình đẹp của những người lính trẻ, lãng mạn, thơ mộng, nồng nàn nhưng sớm chia lìa đớn đau bởi cuộc chiến tranh oan nghiệt.
Read more
Gửi 20 triệu cư dân ĐBSCL bấy lâu
không được quyền cất tiếng nói
Gửi Nhóm Bạn Cửu Long
Ngày 5 tháng 8, 2024 sắp tới đây, đúng vào sinh nhật thứ 76 của cựu TT Samdech Techo Hun Sen, hiện là Chủ Tịch Thượng viện, lãnh đạo đảng Nhân Dân Cam Bốt (CCP), được con trai trưởng của ông là TT Hun Manet chọn là ngày Lễ Động Thổ khởi công Dự án Kênh đào Funan Techo – đang được rầm rộ chuẩn bị như là một ngày lễ hội lớn, với đốt pháo hoa và chiêng trống nổi lên từ khắp các chùa chiền cùng với lời cầu nguyện của giới sư sãi trên toàn Vương quốc Cam Bốt. Nhưng với cái giá môi sinh nào phải trả cho cả hai dân tộc Khmer và Việt Nam đang hiển lộ và không còn là những ẩn số.
NGÔ THẾ VINH
Read more
Ngồi trong tiệm Hiển Khánh Đa Kao nhâm nhi ly chè sen đá lạnh Lộc mời sau khi nghe nàng trình diễn ca vũ trong buổi sinh hoạt văn nghệ ở trường ra, Thúy Ngọc giật mình khi nghe Lộc hỏi “Thúy Ngọc có bao giờ nghĩ đến chuyện xuất ngoại không?”. Nàng biết Lộc để ý đến mình, có thể là mê mình, từ lâu, khi mới vào phân khoa Kinh thương ở đại học Minh Đức. Nên bình thản trả lời: “Không. Trước đây, có dịp xuất ngoại nhưng Thúy Ngọc không đi. Hồi đó có người du học sinh ở Pháp về nghỉ hè gặp Thúy bị coup de foudre đến nhà xin cưới rồi hai vợ chồng đi Pháp sống. Thúy từ chối. Vì đã quá hài lòng với đời sống được thương chiều săn sóc từng chút một trong gia đình, cho nên không muốn mạo hiểm đến một xứ lạ xa xôi ngôn ngữ phong tục khác biệt”. Tuy nghĩ đó là một cơ hội thăng tiến cho Thúy nhưng mợ Thúy không ép. Cho nên chuyện đó bỏ qua. Bây giờ đâu còn là lúc nói chuyện xuất ngoại nữa”. Yên lặng. Một lát Thúy hỏi “Tại sao tự nhiên anh hỏi chuyện xuất ngoại?”. Yên lặng. “Tại muốn biết ý Thúy Ngọc trước khi đến nhà xin phép Mợ ”. “Thì Lộc đến hỏi ý kiến mợ Ngọc đi”.
Read more
Gửi BS Trần Quí Thoại, như một nén nhang
tưởng nhớ người lính, nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư.
NGÔ THẾ VINH
Read more
Từ 'Thời Đại Của Tôi' đến 'Sống Chẳng Còn Quê' (Nguyễn Xuân Khoan)
Read more
CÁO PHÓ (kỹ sư Lê Tường Khánh từ trần)
Read more
1/Mời quý vị độc giả giúp em bé trả lời
2/Xin cô giáo cho lời giải
Read more