…………Rất gần đây thôi, ngày 9 và 10 tháng 5, 2024, khi nhóm gọi là Tổ chức Người Việt Toàn Cầu Về Kinh Doanh Và Đầu Tư (VBI Global) tổ chức một cuộc triển lãm tại Houston để giới thiệu các sản phẩm các công ty từ Việt Nam (trong đó có sự tham dự của Nguyễn Cao Kỳ Duyên, một cựu MC nổi tiếng đã theo gót chân cha là Nguyễn Cao Kỳ về đầu phục nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam), một nữ phóng viên khá nổi tiếng từng có nhiều bài phóng sự về sinh hoạt cộng đồng đã viết ra công luận bản tin khá chi tiết về những phản ứng của các hội đoàn người Việt tị nạn. Trong một đoạn giữa bài, có một câu mở đầu đại khái là “’Đỉnh điểm’ của cuộc triển lãm…” (hay gì gì đó, xin lỗi không nhớ rõ nguyên văn!). Điều này cho thấy những cách dùng chữ quái dị đã đi sâu vào sinh hoạt báo chí hải ngoại một cách âm thầm mà những nguời………..
Read moreSTENDHAL VÀ NHỮNG MÙA CỦA TÔI DƯỚI HỎA NGỤC CỘNG SẢN (Nguyễn Kim Quý Người Lính Già Oregon) Nguyên bản tiếng Pháp - Lê Khánh Thọ dịch)
………..Tôi thường để hồn ru theo nỗi êm đềm của một cuộc đời tưởng tượng trong tất cả vẻ rạng ngời của nó, tràn ngập những mây hồng, những tình yêu thắm xanh, những nụ hôn vô tận, một cuộc đời không có tên ở trần gian này. Cái chết rình rập chúng tôi mỗi giờ, …………
………Hỏa ngục Cộng sản, dĩ nhiên. Nhưng không có ngôn ngữ nào có thể mô tả đủ sự tàn ác của một trại tù do bọn Cộng sản Việt Nam –tức là Việt Cộng– thiết lập. Đó là bọn cai ngục bẩm sinh, quý vị hãy tin tôi đi, phô diễn một khả năng và kinh nghiệm canh phòng vô địch. Không một nơi giam giữ nào, hư cấu hay có thực, mà tôi được biết, kể cả Quần đảo Goulagcủa Soljenitsyne, hay Hồi ức về căn nhà tử tội của Dostoïevski, có thể so bằng những trại Việt Nam trong cái mà tôi gọi là “độc ác tinh vi”: ở đây người ta giết tù nhân một cách khoa học, tiệm tiến, nhẹ nhàng một cách khủng khiếp, bằng cái đói triền miên……………
Read moreTại sao tôi vào Nam một mình năm 1954? (Trần Huy Bích)
…………..Lập tức mọi con mắt trong phòng học hướng về phía tôi. Ngồi ở dãy bàn thứ hai, tôi thấy rõ những cặp mắt quay lại từ dãy bàn đầu. Đó là những cặp mắt với vẻ kinh hoàng xen lẫn ý bực bội, “Sao mày ngu dại như thế!” Những người có những cặp mắt ấy vừa lo sợ cho tôi vừa bực mình với tôi. Cho đến nay, 70 năm sau, tôi vẫn chưa quên được ánh kinh sợ trong cặp mắt của một chị có vẻ hơn tôi vài tuổi, ngồi ở bàn phía trước. Ngay khi đọc tên mình cho người cán bộ ghi, tôi đã tự nói với mình, “Không xong! Không xong rồi!”………..
Read moreY Khoa Đại Học Saigon- Nhìn Lại 60 Năm Lịch Sử (Gs Đào Hữu Anh)
Thời gian trôi mau: cho tới năm nay 2005, trường Đại Học Y Khoa Saigon (YKĐHS) đã có đủ 60 năm lịch sử. Lịch sử 60 năm này, vì môt sự tình cờ, đã được chia làm hai phần đều đặn bởi một biến cố cực kỳ quan trọng đối với chúng ta: cuộc di tản năm 1975.
Read more50 NĂM LƯU VỰC SÔNG MEKONG VẪN LÀ ĐỊA BÀN ĐẦY THÁCH ĐỐ CỦA HOA KỲ ( NGÔ THẾ VINH)
LỜI GIỚI THIỆU: Suốt ba chục năm qua, hàng chục triệu dân cư các nước sống trong lưu vực sông Mekong đã hứng chịu lũ lụt hạn hán ngày càng nặng nề thường xuyên hơn. Nguồn thực phẩm cho họ trên lưu vực cạn kiệt dần và môi trường sống không còn lành mạnh để cưu mang họ và con cháu. Những thiệt thòi này phần lớn là do những công trình thủy điện Trung Quốc và Lào, từ thượng nguồn tích lũy giáng xuống họ. Trung Quốc là thủ phạm và cũng là tác nhân chính cho các công trình ở Lào. Khu vực này là vùng tranh chấp địa chính trị quan trọng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Từng bước một, Trung Quốc đã hoàn thành 12 đập lớn nhất trên dòng chính sông Mekong, bất chấp mọi phản đối của dân cư và chính quyền hạ vực. Hoa Kỳ bất lực trước tất cả các diễn tiến này ngay từ bước đầu và gần đây đã rút về lá bài chủ của mình không cho Mekong Dam Monitor (MDM), một tổ chức theo dõi và báo cáo hoạt động của các hồ chứa trên toàn lưu vực hoạt động. Bài tham luận này của BS Ngô Thế Vinh, một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ, trình bày về chiến lược Mekong thiếu nhất quán của Hoa Kỳ như một thất bại trên lưu vực SôngMekong. PHẠM PHAN LONG, PE
Read moreNên hay không nên về thăm Việt Nam (Huy Vũ)
Các con đừng bao giờ về Việt Nam du lịch : Gia đình chúng ta bỏ nước ra đi vào năm 1978, khi đó các con chưa ra đời. Ngày 30 tháng 4 năm1975, Bố mất nước, đại gia đình chúng ta khánh tận, sau đó bố vào tù.
Ngày 30 tháng tư rõ ràng là một ngày đen tối cho người Miền Nam, ngày Quốc Hận, Tổ Quốc mất vào tay một nước láng giềng hiếu chiến là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, một nước Cộng Sản. Mới đây, tại Canada có một đạo luật gọi ngày 30 tháng tư là Ngày Tìm Về Tự Do. Đó là một đạo luật không thể nào chấp nhận được đối với đại đa số dân Miền Nam. Các con phải biết điều đó và đừng bị chi phối bởi những bào chữa khôn khéo đánh lạc dư luận. Ngày 30/04 là ngày Miền Nam mất nước, chỉ có thế mà thôi…….
……….Các con đừng về Việt Nam du lịch, vì ở đất nước đó, đâu đâu cũng có hình, có tượng Hồ Chí Minh, kẻ bán nước cho Tầu. Phải cúi đầu tôn kính tên ấu dâm này, thà chết còn hơn.
Read moreĐất nước Việt thượng cổ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa -Thành kính ghi nhớ công đức tiền nhân- Đỗ Hoàng Ý
Trích Lời tựa (bài Đất nước Việt thượng cổ thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa,
Chương I: Ngũ Lĩnh - Lĩnh Nam, Lĩnh ngoại, Lĩnh biểu, 2024).....
Vì kiến thức Hán văn hạn hẹp nên người viết phải tham khảo, đối chiếu nhiều bản dịch
các cổ thư Việt và Tàu, các tài liệu ngoại ngữ và những bài viết trên mạng. Tuy đã cố gắng tra
cứu cẩn thận nhưng thể nào biên khảo này cũng có điều sai sót. Rất mong sẽ được các bậc thức giả cao minh chỉ dẫn để người viết được học hỏi thêm và hiệu đính cùng bổ túc bài viết cho
đúng và đầy đủ hơn.
Xin chân thành cảm tạ.
Đỗ Hoàng Ý
Truyền thuyết Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt.
銅 柱 折 交 趾 滅
*
Phần I: Đồng trụ Mã Viện
với truyền thuyết Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt.
銅 柱 折 交 趾 滅
*
Phần II: Phân Mao lĩnh
biên giới cực nam của đất nhà Hán……
Read moreHUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI ĐÀN BÀ THÉP (Trần Trung Chính)
………………Huyền thoại là những chuyện không có thật, theo định nghĩa của từ điển, huyền
thoại = câu chuyện huyễn hoặc, kỳ lạ, hoàn toàn do tưởng tượng, câu chuyện có
tính cách thần thoại. Những gì được chính quyền Việt Cộng trình chiếu về con
người và vai trò chính trị của bà Nguyễn Thị Bình cũng như của Đảng Cộng Sản
Việt Nam và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam chỉ có 25% sự thật cho nên những
thế hệ kế thế của nước Việt Nam chúng ta sau này có thể “bị lạc đường vào lịch
sử” mặc dù có rất nhiều tài liệu để tra cứu.
…………..Đối với Mao, muốn “giải phóng Nam Việt Nam”, phải mở ra “chiến tranh giải
phóng”. Do đó trong năm 1955, Hồ chí Minh cử Võ Nguyên Giáp 2 lần sang Trung
Cộng cầu viện, được Trung Cộng hứa giúp 450 ngàn khẩu súng trường, lựu đạn và
chất nổ. Cũng như lần trước, để chúng tỏ “đàn em” trung thành với đường lối
của đàn anh, Hồ chí Minh ra lệnh phát động chiến dịch CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT lần
thứ hai vào năm 1958 : quân khu Quảng Đông và quân khu Vân Nam chịu trách
nhiệm cung ứng vũ khí đạn dược cho quân đội của Bắc Việt. Sau khi nhận vũ khí
đạn dược cất vào kho, Võ Nguyên Giáp mới cắt cử Đoàn 66 (đây là đơn vị công binh
của quân đội Bắc Việt) chịu trách nhiệm mở rộng Xa lộ Trường Sơn nhưng khoác
dưới danh xưng Đường Mòn Hồ Chí Minh . Rồi sau đó cuối năm 1959, mới chính
thức ra mắt Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam tại Hà Nội, lúc đầu không thấy bà
Nguyễn Thị Bình được nêu tên trong thành phần Ban Lãnh Đạo của Mặt Trận Giải
Phóng, người ta chỉ biết tên của bà sau Hội Nghị Paris vào năm 1968. ………………
Read moreLon Nước Ân Tình ( Nguyễn Hữu Lễ)
…………Đừng bao giờ bỏ qua hoặc từ chối khi có cơ hội và điều kiện giúp đỡ cho người khác, nhất là khi người đó cần đến mình và kêu gọi sự giúp đỡ hoặc tiếp tay của mình………….
……………Đừng bao giờ nhận xét và đánh giá một người qua các hình thức bên ngoài như màu áo, cấp bậc, vị trí xã hội, tôn giáo, đảng phái, sắc tộc…nhưng muốn đánh giá đúng về một người phải xét qua cái TÂM và hành động của con người đó trước hoàn cảnh khốn cùng của kẻ khác…….
Read moreTHI SĨ LỖI THỜI (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Tôi là thi sĩ lỗi thời,
Trong thanh bình, vẫn còn lời buồn thương,
Thương quê hương thuở nhiễu nhương,
Thương anh chiến sĩ gió sương sa trường,
Thương người ngắn ngủi nguồn thương,
Suối chưa đến biển, tắt đường về xuôi,
Thương quê tôi lắm bùi ngùi,
Một thời lửa khói chôn vùi nghĩa nhân.
Thương người vị quốc vong thân,
Nên tôi dệt mãi những vầng tri ân.
Thói đời quên chuyện phong trần,
Nên tôi xin dệt những vầng thủy chung,
Cho người vào chốn muôn trùng,
Còn niềm an ủi, còn vùng tịnh an,
Cho người về chốn bình an,
Vĩnh hằng trong cõi an khang tuyệt vời.
Riêng tôi vẫn tiếng không lời,
Gọi giòng thanh sử về người mọi nơi,
Chẳng mong thay đổi tình đời,
Chỉ mong cập nhật đôi lời tiếc thương.
Tôi là thi sĩ lỗi thời,
Đã hai màu tóc còn lời tình thơ,
Vinh tình của thuở ngày thơ,
Của rừng thu rạng, của mờ chiều sa,
Xuân thì hay buổi dương tà,
Dệt dài giấy bút, một tòa an nhiên.
Ảo huyền phong cảnh thiên nhiên,
Họa giòng phong thủy trên miền bình an.
Hương thanh của nghĩa son vàng,
Tình chung thủy, phút an nhàn đầy vơi,
Rải trên trang giấy chơi vơi,
Như hương sương sớm, tuyệt vời tà dương,
Rạng màu hồng ánh tình thương,
Họa nguồn nồng ấm thiên chương tình người.
Góp gom tia nắng chiều rơi,
Vầng hồng ngày mới gọi mời đời vui,
Trên giòng sóng gió ngậm ngùi,
Thả thuyền ưu ái, đẩy lùi hận thương.
Người thân hay kẻ qua đường,
Gởi lời an ủi, gởi hương ấm nồng,
Sau mưa còn ánh cầu vòng,
Sáng màu hy vọng thanh trong nghĩa tình,
Còn chân duyên phước an bình,
Đậm sâu ân nghĩa của tình tha nhân.
Còn ngày hồng nắng lậng lậng,
Còn giòng thi họa bâng khuậng vịnh đời.
Vâng, tôi thi sĩ lỗi thời,
Chưa quên thương càm cõi đời gian nan,
Thương quê chinh chiến điêu tàn,
Thương người chiến sĩ mơ tàn lửa binh,
Cho đời trong sáng an bình,
Niềm vui tràn ngập, an ninh cho đời.
Tôi là thi sĩ lỗi thời,
Tóc pha sương muối còn lời yêu đương,
Vịnh trăng mười sáu vấn vương,
Vịnh rừng thu rạng thiên hương vô thường.
Giữ lời thơ dịu mật đường,
Vịnh đời nhân thế yêu thương vỗ về,
Dù đời ảo ành bể mê,
Nồng nàn xin giữ mọi bề nghĩa ân.
Huỳnh Anh Trần-Schroeder
CHÉN RẠNG ĐÔNG (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
CHÉN RẠNG ĐÔNG (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Mời người một chén rạng đông,
Chén sương rừng núi, chén hồng nắng mai,
Chén trà sen, chén hoa lài,
Thoảng hương sương hạt mành mai, trang đài,
Quyện màu trai ngọc trời mai,
Lung linh sương nắng của ngày vừa lên.
Liên đài trên sóng bồng bềnh,
Màn sương lóng lánh đầu ghềnh cuối sông,
Thướt tha trài áo sen hồng,
Họa bài vũ điệu non bồng cõi tiên.
Một vùng sơn thủy thiên nhiên,
Lưng chừng thác đổ bờ triền núi cao,
Ru lời nhạc gió đồng dao,
Vi vu trầm lắng dạt dào thanh tao.
Chim rừng vươn cánh nao nao,
Nứa mơ tung gió, nửa lao chao ngừng,
Đường bay chim bỗng ngập ngừng,
Thương miền cây lá, thương rừng an nhiên,
Luyến lưu tổ ấm ngày hiền,
Thong dong an hưởng triền miên mồi quà,
Mẹ tha, cha bắt, đường xa,
Nuôi đàn con trẻ thiết tha ân tình.
Mời người một chén an binh
Giữa rừng thiên hạ, cõi tình thế nhân.
Chén vui, chén tịnh, lâng lâng,
Chén hòa an lạc, chén lần phước duyên.
Chén nầy ta vịnh thiên nhiên,
Chén sau vịnh thắm đường duyên dạt dào,
Chén sầu chẳng chuốc cho nhau,
Thà dòng dĩ vãng niềm đau hận sầu.
Chén thù chén tạc dài lâu,
Ngạt ngào phong nhụy nhiệm mầu thiên ân,
Mời người đầy chén ân cần,
Hữu duyên tao ngộ trong lần qua đây.
Chén đầu ngày, chén ngất ngây,
Tặng người cùng chuyến đâp xây ân tình.
Huỳnh Anh Trần-Schroeder
VƯỢT NGỤC….(Dương Phục)
……..Đêm thứ tám trong cũi sắt, trời mưa xối xả, hắt đầy nước qua kẽ hở conex. Người tôi ướt sũng, run lập cập, ngồi co ro suốt đêm. Sáng hôm sau, khi tên vệ binh mở cửa, tôi bỗng nhìn thấy một thanh sắt dẹp, nhắn, ai vứt ngay sát hàng rào gần conex. Khi đi cầu về, tôi xin phép tên vệ binh cho cởi quần áo ướt để phơi. Hắn nói "Được". Tôi vội đi ngay sát rào, cởi áo quần phơi trên rào kẽm gai ngay trên thanh sắt. Tôi chỉ mặc một chiếc quần đùi khi lên văn phòng trình diện tên cán bộ để lãnh trận đòn cuối cùng bị quất bằng dây điện.
Buổi chiều, tôi xin ra hàng rào lấy quần áo. Tên vệ binh đứng sau lưng tôi quãng xa. Tôi vờ làm rơi chiếc áo phủ lên thanh sắt, cúi xuống nhặt, tôi cuốn luôn thanh sắt cầm về conex. Khi tên vệ binh đã khóa cửa bỏ đi, tôi giở ra nhìn kỹ và nhận ra đây là thanh sắt ngang hông "porte bagage" xe đạp, vừa đủ cứng và đủ dẹp để luồn vào sợi dây sắt khóa cửa. Tôi mừng rỡ và hồi hộp nghĩ đến chuyện đào thoát đêm nay, trước khi quá muộn. Tôi cũng biết, nếu bại lộ, chắc chắn chúng sẽ bắn ngay tại chỗ.
Read moreNGƯỜI HÁT RONG TRONG HẦM XE ĐIỆN NGẦM (NGUYỄN ĐẠI THUẬT)
Vì đâu nên nỗi?
Câu hỏi của rất nhiều người, trong đó có tôi, từ sau cái ngày định mệnh 30-4 năm ấy. Biết bao nhiêu tang tóc, đau thương đã đổ xuống cho người miền Nam.
Mời bạn đọc câu truyện dưới đây. Chỉ là một trong ngàn vạn chuyện thương tâm đã xảy ra sau chiến tranh.
Hỡi những người vượt biên ba - bốn mươi năm trước. Hầu hết đã gặp hiểm nguy, một số đã bỏ mạng vì sóng gió, cướp biển, đói khát... Nhưng ít người gặp hoàn cảnh khốn khổ như những người trong truyện:
Read moreTình yêu thương chính là dưỡng chất tốt nhất cho tâm hồn (An Nhiên)
Tình yêu là chất dinh dưỡng tốt nhất cho tâm hồn
……..Dù bạn không phải là người cha hay bạn không có một đứa con nhỏ như cậu bé, đừng quên trao đi yêu thương và sự khích lê với những người xung quanh mình, ngay cả khi họ không tật nguyền về thân thể, thì ai cũng đều có những nỗi đau trong tâm hồn. Nhưng tại sao ta không thể như người cha kia, lấy sự yêu thương tự đáy lòng trao cho ai đó, cần đến nó, như gieo một mầm xanh của sự chia sẻ, đồng cảm, một chút nỗ lực bé nhỏ ấy có thể thay đổi thậm chí có thể mang lại cho họ cả một cuộc đời… khác.
Read moreMA TRONG NHÀ TÙ (Nguyễn Văn Tới)
Tôi thuật lại cho thầy nghe về anh đầu vụ chết hôm qua ở bệnh xá và những lời cầu xin ra sao. Thầy nói –“Mi Công Giáo nên mi không tin có linh hồn người chết vẫn chưa siêu thoát còn lảng vảng quanh đây. Bên ta, Phật Giáo, chúng ta tin dù người đã qua đời, nhưng linh hồn họ còn ở lại một thời gian, chờ tụng kinh cầu siêu, rồi họ mới lìa cõi trần vĩnh viễn. Ta tin linh hồn vừa qua đời muốn nhắn nhủ mi điều gì đó”. Thầy vừa dứt lời, cửa sắt khu loảng xoảng mở ra, một tên công an cai tù đi trong hành lang ngang qua phòng 9, đến mở cửa phòng 10, và kêu đúng tên tôi đi làm việc. Thầy T.T.S. nhìn tôi với cái nhìn đầy ý nghĩa trong khi tôi vừa mặc bộ đồ xá xẩu tù, vừa vui lại vừa lo, không biết chuyện gì sẽ đến sau mấy năm nội vụ nằm im không nhúc nhích.
Tôi trở lại phòng sau hơn một giờ làm việc với công an chấp pháp. Chúng quyết định đưa vụ chúng tôi ra tòa án thành phố để xử. Tôi không biết nên vui hay buồn vì dầu sao cũng có chút gì đó khởi động, còn hơn cứ im lìm năm này sang năm khác, làm cho người tù chết dần mòn cả tinh thần lẫn thể xác vì mất hy vọng. Hệ thống nhà tù cộng sản, họ cố tình không ngó ngàng gì đến hồ sơ tù. Họ để cho người tù chết dần mòn trong tuyệt vọng, cô đơn, bệnh tật, và đói khát. Một hình thức giết người thầm lặng và tàn ác. Họ không để tù nhân chết đói mà đói… đến chết.
Read moreChứng Ngộ (Sao Khuê)
Đúng là ‘hữu duyên thiên lý năng tương ngộ và vô duyên đối diện thấy thương liền”. Cùng hội đồng thuyền, chúng tôi có duyên tao ngộ, hạnh ngộ, hội ngộ, tái ngộ trên diễn đàn, kể ra thì cũng ngồ ngộ!
Đa số chúng tôi lại chung một cảnh ngộ là tuy không có Job nhưng vẫn được phát lương, thế mới thật là ngộ nghĩnh. Xin quý vị đừng ngộ nhận là chúng tôi được ăn trợ cấp an sinh xã hội nhé. Sợ dĩ chúng tôi được nhà nước đãi ngộ là vì chúng tôi, phần lớn đã quá cái tuổi thất thập cổ lai hi, nên được hưởng tiền già và ngộ nhỡ tiền già không đủ tiêu thì cũng có tiền hưu hay là tiền của con cháu đút túi cho. Tuy vậy lũ trẻ sau này ngộ lắm. Chúng cứ nghĩ khi về già rồi thì đâu cần tiêu pha gì nhiều nên cái mục đút túi này thì chúng quên y như chúng mình ngày xưa, quên bổn phận đối với cha mẹ.
Read moreBác sĩ Pháp làm điệp viên cho Liên Xô tại Sài Gòn ,)- (Minh Thư dịch)
Ông Hautier mở một phòng khám bệnh lao phổi ở Sài Gòn và là giảng viên trường Đại học Y khoa Sài Gòn. Ông có vợ là người Việt, là họ hàng của Trung tướng Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Đặng Văn Quang, trợ lý đặc biệt về quân sự và an ninh quốc gia của Nguyễn Văn Thiệu. Đôi vợ chồng này thường xuyên đi ăn tối với Quang và các quan chức cấp cao khác của Nam Việt Nam.
Thông tin công khai duy nhất về việc những người Cộng sản đã tuyển dụng Hautier là từ lời thú nhận của ông ta khi bị thẩm vấn bởi Tổng cục Giám sát Lãnh thổ (DST) – cơ quan tương đương với FBI của Pháp. Cơ quan này đã bắt giữ vị bác sĩ vào năm 1972.
Read moreNÓI CHUYỆN CÂY THÔNG VÀO MÙA GIÁNG SINH (PHẠM ĐÌNH LÂN, F.A.B.)
Nói đến Giáng Sinh thi chúng ta liên tưởng ngay đến cây Giáng Sinh. Mùa Giáng Sinh rơi vào mùa đông giá buốt. Chỉ có các loại cây thông, tùng bách còn xanh tươi mà thôi nên người ta chặt cây thông và trang trí bằng ngôi sao nhỏ lấp lánh, hình tượng các Thiên Thần, trái cây, bóng đèn màu để mừng ngày Giáng Sinh của Đấng Cứu Thế. Một ngôi sao lớn và sáng được gắn trên đỉnh của cây Giáng Sinh. Ở Việt Nam cây thông rất hiếm nên vào mùa Giáng Sinh người làm hang đá bằng giấy màu và làm những ngôi sao bằng tre với nhiều màu sắc rực rỡ để chào mừng Chúa Giáng Sinh ‘trong máng cỏ, trong hang lừa’.
Cây Giáng Sinh xuất hiện trước tiên vào thời Phục Hưng (Renaissance) (?). Ngày nay người ta cho rằng nó xuất phát từ Đức vào thế kỷ XVI và lan sang các quốc gia Bắc Âu trước khi thâm nhập trên toàn lục địa Âu Châu và Mỹ Châu. Martin Luther (1483- 1546), người lãnh đạo Giáo Hội Cải Cách (Tin Lành), đã thắp đèn cầy trên đỉnh cây Giáng Sinh đầu tiên. Ở Hoa Kỳ mãi đến thập niên 90 của thế kỷ XIX cây Giáng Sinh mới được quảng bá rộng rãi. Mãi đến năm 1923 tổng thống Calvin Coolidge mới tạo ra truyền thống đặt cây Giáng Sinh trong tòa Bạch Ốc.
Read moreNGÀN ÁNH SAO TRỜI (Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
Đêm nay trời tỏa ánh ngà của muôn ngàn vì sao lấp lánh trong dải Ngân Hà. Tuy chúng mình xa nhau nhưng cùng một bầu trời, anh đừng buốn anh nhé. Trăng sao đẹp như chuyện tình của đôi mình. Trăng sao mang nguồn an bình cho anh và em, gợi trời thơ mơ mộng. Trăng rạng rỡ, sao lấp lánh, gió mang hương thanh đêm huyền diệu, em xin chúc anh một giấc ngủ an lành, trong đó có bóng dáng hai ta ngồi bên bờ suối dưới ánh trăng rừng cao nguyên.
Read moreĂn Mày Dĩ Vãng ( Mạc Văn Trang, đầu to óc nhỏ), Ăn Mày Hiện Tại ( Mai Thị Mùi) gửi Mạc Văn Trang, "ĂN MÀY DĨ VÃNG" (FB Ong Thế Quyên), Lời Nhắn Nhủ Thế Hệ Trẻ Ở Việt Nam. ( Trần Trung Đạo)
Mạc Văn Trang, người đầu to óc nhỏ viết : “ Ăn Mày Dĩ Vãng”
FB Ong Thế Quyên :”……….Câu này của bác bị nhiều người lên án rằng chính bác mới là kẻ ăn mày dĩ vãng. Vì có lẽ bác đang tự hào rằng dù bác từng là Việt Cộng, một đảng viên Đảng Cộng Sản và đã bỏ đảng nhưng hiện tại bác đang được hưởng cuộc sống rất sung sướng, hạnh phúc bên gia đình, chứ không phải khổ cực như người lính VNCH kia.”
Mai Thi Mùi viết " …….Giả dụ người lính VNCH (mà ông vẽ ra) có đang ăn mày thì họ cũng ăn mày quá khứ. Còn ông mới chính là kẻ ăn mày hiện tại. Ông đang ăn mày trên cái chính thể đi ăn cướp mà có. Ông đang ăn mày địa vị, danh lợi, và cả con chữ của bọn ăn cướp đó ông Trang ạ.”
Trần Trung Đạo nhắn nhủ với những người trẻ còn ở Việt Nam: “Tôi viết để hy vọng sáng mai đây khi bước ra đường các em sinh ra và lớn lên ở miền Nam sẽ nhìn người thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang lê lết chuỗi ngày tàn bằng cặp mắt khác hơn. Các em, thay vì bước nhanh như hôm qua, sẽ ngồi xuống bên cạnh người lính miền Nam tàn phế kia và nghe ông kể lại những chặng đường bi tráng mà ông và đồng đội đã trải qua, từ đó các em sẽ hiểu ra rằng cha chú các em đã sống và chiến đấu trong cuộc chiến tự vệ đầy chính nghĩa mà họ không có chọn lựa nào khác. Các em sẽ lớn lên trong tự tin và hy vọng thay vì mặc cảm “tội ác ba đời” mỗi khi đọc lại lý lịch mình.
Đối với các em sinh ra ở miền Bắc, tôi hy vọng các em sẽ biết sự thật và chân lý không phải là những lời đảng CS dạy. Đảng CS không giúp các em “sáng mắt sáng lòng” mà làm các em thành những kẻ mù loà đi lùi giữa nền văn minh nhân loại mỗi ngày mỗi mới. Các em có thể không dễ dàng tin ngay những điều tôi viết, nhưng ít ra cho các em thấy một phía khác của vấn đề để tìm tòi, học hỏi, so sánh và qua đó các em sẽ thấy mục tiêu đích thực mà đất nước Việt Nam cần phải đến là gì.
Tuổi trẻ Việt Nam, Nam hay Bắc, phải có cơ hội đọc và hiểu một cách khách quan từ nhiều phía về bản chất, nguyên nhân của cuộc chiến Việt Nam.
Nhiều người từ miền Bắc, dù hôm nay ngao ngán và ngậm ngùi nhìn lại một quá khứ bị lọc lừa nhưng không phải ai cũng thấy ra sự thật bị che giấu bên trong. Nhiều trong số họ đã dành cả phần lớn cuộc đời mình đánh thuê cho đảng CS, cho Trung Cộng và Liên Xô nhưng vẫn nghĩ mình đã chiến đấu cho “độc lập, tự do, hạnh phúc”.
Gần một đời bị tẩy não đã biến không ít người thành những người chấp nhận sự giả dối như một thói quen, một hạnh phúc cuối đời.”
Read more