NGÔ THẾ VINH, BẰNG HỮU VÀ VĂN CHƯƠNG là tuyển tập đặc biệt thứ ba, do tạp chí Ngôn Ngữ hân hạnh đứng tên xuất bản và phát hành rộng rãi (sau hai tuyển tập Hoàng Ngọc Biên + Tô Thùy Yên, và Cung Tích Biền).
Read moreGIẤC MƠ CHÂU THỔ - NGÀY NƯỚC VIỆT NAM 10/3/2023 - NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 22/3/2023 (NGÔ THẾ VINH)
Phải tẩy rửa cứu lấy những dòng sông đang hấp hối ấy là ưu tiên hàng đầu, và phải làm cho bằng được trong một thời gian ngắn nhất bằng mọi giá. Đây là một công trình khó khăn nhưng không phải không thể vượt qua được với sự hiểu biết và những kỹ thuật hiện đại.
Read moreThơ Trần Mộng Tú (Ngô Thế Vinh chuyển)
Trần Mộng Tú (tên thật và bút hiệu), sinh quán Hà Đông, Bắc Việt. Lớn lên ở Hà Nội, Hải Phòng, di cư 1954 vào Sài Gòn. Sang Mỹ ngày 21 tháng Tư năm1975. Nhân viên Hãng Thông Tấn The Associated Press, Sài Gòn (1968- 1975), hiện sống (với gia đình) ở Seattle, Washington. Viết văn và làm Thơ. Thường xuyên cộng tác với các trang mạng và tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác. tranmongtu.blogspot.com, tran_mong_tu@hotmail.com
Read more
BƯỚC QUA LỜI NGUYỀN - TIẾN HÀNH DỰ ÁN ĐẬP STUNG TRENG LÀ HỦY DIỆT MÔI SINH – ECOCIDE MỘT NHÌN LẠI (NGÔ THẾ VINH)
Lời Dẫn Nhập: Năm 2020, đã có một lúc bao nhiêu triệu cư dân vùng hạ lưu sông Mekong thở phào nhẹ nhõm khi nghe tin Bộ Điện Lực Cam Bốt tuyên bố hoãn mọi dự án thuỷ điện trên sông Mekong trong 10 năm tới [1], như vậy là ít nhất có một thời kỳ dưỡng thương cho dòng sông bị đầy những vết cắt do chuỗi đập thuỷ điện của Trung Quốc và Lào phía thượng nguồn. Nhưng rồi mới đây, chỉ hai năm sau, 2022, là một tin chấn động khác: Phnom Penh tuyên bố cho tái phục hoạt / resurrection dự án thủy điện Stung Treng 1.400 MW trên dòng chính sông Mekong phía đông bắc Cam Bốt sát ranh giới với Lào.
Read moreViễn cảnh 2022 Tung hoành với Sông Cờ Đỏ, Trung Quốc vắt kiệt nguồn nước Châu Á/ NGÔ THẾ VINH
Bắc Kinh có khả năng dùng “vũ khí nước” như một đòn ngoại giao bắt 25% dân số thế giới làm con tin / holding hostage. Khác với những hồ chứa đập thuỷ điện, vừa giữ nước vừa xả nước, Sông Cờ Đỏ là một chiến lược đổi dòng lấy nước – có nghĩa là 100% lượng nước này sẽ bị mất đi – không bao giờ được đền bù, đối với các quốc gia hạ nguồn. [1]
Read moreTRANG SỬ THEO THỰC ĐƠN KHMER ĐỎ VÀ MẠCH SỐNG TRUNG QUỐC (NGÔ THẾ VINH)
Lời Dẫn: "History à la carte", là một thuật ngữ rất mới của Chương Lập Phàm/ Zhang Lifan một sử gia Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn báo New York Times [March, 2015], ông đã đưa ra một ví von: "lịch sử theo thực đơn / history à la carte", theo cái nghĩa nhà nước Trung Quốc chỉ muốn phổ biến tuyên truyền những điều thấy có lợi, trong khi cố né tránh những khía cạnh tiêu cực có thể gây chỉ trích. Mối liên hệ thắm thiết giữa Bắc Kinh và Khmer Đỏ đang là trang khuyết sử, không có trong thực đơn của Trung Quốc. (1)
Read moreMỘT VÒNG ĐAI MỘT CON ĐƯỜNG MỘT NƯỚC LÀO ĐANG HÁN HOÁ (NGÔ THỀ VINH)
Khi mà cố đô Luang Prabang có thêm một cây cầu, một nhà ga và một giang cảng "Made in China" thì khu Di Sản Thế Giới ấy sẽ mau chóng trở thành một "Phố Tàu - China Town" và thêm con Domino đổ xuống với cái giá phải trả là một nước Lào bị Hán hóa.
Read moreKLCM: Sucking Blood from Earth – Thailand Diverts the Mekong River and Threatens Its Water Security (NGÔ THẾ VINH)
Due to a collusion between the French and British colonial powers, a part of Laos was incorporated into Thailand in 1941. Consequently, the majority of the people in Isaan are of Lao origin and known as Thay Isaan. They speak Lao and mostly earn a living as farmers, silk weavers, or fishermen. In addition, a significant number of Vietnamese also live in the area for quite a long time.
Read moreKLCM: LẤY MÁU CỦA ĐẤT THÁI LAN CHUYỂN DÒNG LẤY NƯỚC SÔNG MEKONG (NGÔ THẾ VINH
Isaan là một vùng châu thổ rộng lớn trên cao nguyên Khorat trong lưu vực Sông Mekong, bao gồm 20 tỉnh đông bắc Thái Lan, chiếm đến 1/3 toàn diện tích 514,000 km2 của Thái với hơn 20 triệu dân cũng chiếm khoảng 1/3 dân số Thái nhưng vẫn còn là một vùng nghèo và khô hạn, cho dù được bao quanh bởi con sông Mekong như một biên giới thiên nhiên giữa Thái - Lào. Do sự toa rập giữa thực dân Pháp và Anh, họ đã cắt một phần đất Lào sát nhập vào Thái từ 1941, do đó cư dân Isaan đa số là người Lào còn được gọi là Thay Isaan, nói cùng ngôn ngữ, chủ yếu sống bằng nghề nông, tơ lụa và chài lưới. Còn phải kể tới một số không ít người Việt sinh sống lâu năm tại đây.
Read moreVANG BÓNG MỘT THỜI MIỀN TÂY MÙA NƯỚC NỔI (Ngô Thế Vinh)
Ngày xưa, cũng chỉ cách đây hơn 300 năm thôi, các thế hệ tiền nhân thời kỳ Nam Tiến, khi mới đến khai phá vùng ĐBSCL cũng giống như những người Khmer tới trước, thường chọn sống lập nghiệp trên các khu đất cao hay còn gọi là “đất giồng” nên đến "mùa nước nổi", cho dù những cánh đồng thẳng cánh cò bay biến thành biển nước mênh mông, nhưng các khu đất giồng vẫn là vùng cư trú an toàn cho người dân và cả các loài rắn.
Read more