NỖI BUỒN MÙA THU (PHẠM TÍN AN NINH )

Một năm sau mẹ tôi qua đời, bỏ lại tôi một mình đi trên con đường dài và hẹp đó với bóng dáng yêu dấu của bà. Rồi cũng một năm sau nữa, cha tôi đang dạy học ở trường Pháp Việt thì bị Việt Minh bắt đưa ra Liên Khu Năm làm “công tác xóa nạn mù chữ”. Tôi trở thành thằng bé mồ côi, phải về ở với ông bà nội. Mỗi ngày tôi vẫn đi trên con đường làng ấy, nhưng bây giờ tôi đến trường cùng một đám anh em bà con trạc tuổi. Sau này, trong đám học trò dưới mái trường làng ngày ấy có vài thằng lên núi đi làm… kách mệnh, có đứa sớm thành liệt sĩ; nhiều đứa làm quan làm lính cộng hòa, cũng có lắm thằng đuợc Tổ Quốc Ghi Ơn; đám còn lại là nông dân năm tháng soi mặt với ruộng đồng, nhưng cũng có thằng trở thành giáo sư, bác sĩ, lấy vợ rồi đóng đô luôn ở chốn thị thành, chỉ lâu lâu dắt díu nhau về thăm làng cũ.

Read more

THÁNG TÁM VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC (Phạm Diễm Hương)

Quý chiến hữu thân kính,

Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã hy sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 1987 tại Nam Lào. Trong trận đụng độ này, ngoài chủ tịch Hoàng Cơ Minh, Mặt Trận còn mất một số chiến hữu lãnh đạo khác như chiến hữu Trần Thiện Khải, Chiến hữu Võ Hoàng và một số Kháng Chiến Quân...

Những tháng năm khó khăn sau biến cố Nam Lào: Tất cả chúng ta đã phải dằn nỗi đau mất mát quá lớn lao để tiếp tục đấu tranh, đểtừ chiến khu, từng đoàn quân Đông Tiến vẫn tiếp tục lên đường về nước, để ở hải ngoại các chiến hữu mình tận tâm tận lực phản bác, bẻ gãy mọi luận điệu xuyên tạc của địch cùng những dèm pha cay nghiệt của một số người (đứng bên lề công cuộc đấu tranh), để bảo vệ chính nghĩa, để che chắn mọi tổn thương nhắm đến Anh Linh các chiến hữu đã hy sinh.

Chúng ta hãnh diện đã giữ gìn được thanh danh quý ch/h Tiên phong trong suốt 37 năm qua. Trong các buổi lễ Tưởng Niệm. chúng ta thường tuyên đọc phần tiểu sử ngắn của Thầy và của từng Kháng Chiến Quân. Bất giác tôi chợt lo, theo thời gian, thế hệ các ch/h trẻ sẽ không biết hoặc không còn nhớ phần đời rất thật, rất sống động và giá trị của các KCQ. Các KCQ dần mất hút, chỉ còn linh vị với bảng tên bên dưới.

Trong Khí Thiêng Tháng Tám năm nay 2024, tôi muốn mời quý ch/h cùng đi lại từ đầu, cùng gặp các KCQ lúc họ đang bước vào lịch sử như Võ Hoàng, như Trần Thiện Khải...
Hôm nay xin mời quý ch/h đọc lại bài viết về KCQ Võ Hoàng của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa viết năm 2001, là năm MT chính thức tuyên bố về những mất mát tại Nam Lào. Bài viết được đăng trong cuốn “Trên Đường Đông Tiến”, Việt Tân xuất bản năm 2007.

Phạm Diễm Hương

Read more