NGÔ THẾ VINH, BẰNG HỮU VÀ VĂN CHƯƠNG là tuyển tập đặc biệt thứ ba, do tạp chí Ngôn Ngữ hân hạnh đứng tên xuất bản và phát hành rộng rãi (sau hai tuyển tập Hoàng Ngọc Biên + Tô Thùy Yên, và Cung Tích Biền).
Read moreNhà Thơ Phan Lạc Giang Đông - Người Hết Lòng Với Bạn (Việt Dương)
Tôi gặp Phan Lạc Giang Đông ở Đàm Trường Viễn Kiến của học giả Nguyễn Đức Quỳnh khoảng năm 1958 - 59. Chúng tôi thân nhau vì cùng thích văn chương chữ nghĩa và cùng lạc quan với những hoài bão của tuổi trẻ. Có cái vui là chúng tôi đều ở khu Ông Tạ. Tôi ở ấp Cả Trắc, còn Giang Đông ở Giáo xứ Thái Hòa, trên đường Lê Văn Duyệt, cách ngã ba Ông Tạ chừng hơn 300 mét
Read moreNhà Thơ Phạm Thiên Thư - Bốn Hình Ảnh Một Cuộc Đời (Việt Dương)
Tôi đến nhà Phạm Thiên Thư tham dự những cuộc họp gồm có khoảng 6, 7 người trẻ ngang tuổi nhau. Tôi không nhớ tên ai. Nhà Thư lúc đó ở trong một con hẻm trên đường Lê Văn Duyệt, đối diện chợ Hòa Hưng, gần cống Bà Xếp. Con hẻm này thấp hơn mặt đường, nên vào hẻm phải đi xuống dốc. Sau một thời gian họp hành mấy tháng, chỉ thảo luận (tôi không nhớ là thảo luận gì), nhưng không làm gì. Chuyện tất nhiên, vì các bạn đến họp cũng đang học đệ ngũ, đệ tứ, hiểu biết bao nhiêu để viết. Có khá lắm là cuối năm làm bích báo ở trường, như tôi thường làm ở trường Chu Văn An. Thời gian này tôi đi bán báo buổi tối, rồi đi kèm trẻ ở tư gia, không có thời gian nhiều, nên tôi ngừng họp và cũng ít gặp Thư
Read moreLÀNG VÔ THẦN - (Thái Bá Tân)
Sau bốn mươi lăm năm xa xứ, ông trở về thăm làng lần đầu. Nghe nói ông là Việt kiều Mỹ rất giàu và đang có ý định làm từ thiện lớn nên người ta rất quan tâm và chào đón thái quá, đôi khi khiến ông thấy bất tiện. Ngay trong buổi tiếp đầu tiên do trưởng thôn tổ chức, có cả bí thư chi bộ và đại diện thanh niên, phụ nữ, ông bí thư đảng nói không úp mở: “Trước làng ta có Chùa Mít. Chắc bác còn nhớ? Chiến tranh phá mất rồi. Mà đền chùa là cái mặt văn hóa của làng. Giờ có điều kiện xây lại thì tốt quá.” Ông còn nhớ không ư? Vì nó mà ông phải xa làng chừng ấy năm. Số là thời ấy, tức giữa những năm sáu mươi, ông là bí thư xã đoàn.
Read moreĐàn bà Tây Tạng - một thú vị (Trần Chính – Voyages Saigon)
Đến thăm Tây Tạng nhiều lần, tôi từng nghe nói khá nhiều về tục đa-phu ở đất nước này, nhưng chỉ tận mắt nhìn thấy một lần, do may mắn. Đó là vào tháng 3 năm 2003 vừa qua, khi tôi đưa đoàn du-lịch “Tây Tạng mùa Xuân” đi thăm tỉnh tự trị Tây Tạng ở Trung Quốc.
Read moreNgười mẫu khỏa thân (Vũ Tuấn Hoàng)
Tôi giật mình khi chợt nhận ra bức tranh treo ở góc trên cao của phòng triển lãm.Trong lòng tôi nhói lên một nỗi buồn cay đắng, chạnh nghĩ đến cái hư vô của kiếp người. Lẽ nào, đã từng có một con người tồn tại trên cõi đời này, đam mê hội họa, yêu đến tận cùng của bản thể. Rồi, chỉ để cho gió xóa hết đi dấu vết của sự hiện hữu trong cõi nhân gian, ngoài một bức tranh lặng lẽ và khiêm nhường kia thôi sao?
Read moreNGƯỜI ĐÀN BÀ HIẾM CÓ TRONG ”TRẠI TÙ” LAO CẢI
Mallorca, một hòn đảo du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha, nằm trong quần đảo Balearic. Trước khi đến đây, vì nghĩ là đảo, nên tôi tưởng chỉ có rừng núi và biển cùng một vài làng mạc hay khu phố nhỏ. Nhưng tôi rất ngạc nhiên khi phi cơ đáp xuống phi trường Palma rộng lớn, kiến trúc tân kỳ, sang trọng còn hơn nhiều phi trường quốc tế khác mà tôi đã từng đi qua. Palma là thủ phủ tráng lệ của Mallorca, nằm trên một dãy đồi cao nhìn xuống biển xanh. Đặc biệt khu nhà thờ Cathedral nằm bên cạnh giáo đường Mussulman, gồm những kiến trúc độc đáo, nổi tiếng theo kiểu Mediterranean Gothic từ thế kỷ thứ 13.
Read moreNGƯỜI MỸ GIÀ HOMELESS. (Vĩnh Khanh). Đông Dương chuyển
Mời đọc đẻ ngậm ngùi thưởng thức và nhớ tới câu hát của nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông :
TRÁCH CHI NGƯỜI GIÚP NƯỚC, ĐÔI LẦN NHỚ BÂNG KHUÂNG...
Trần Trung Chính
Read moreHoa sen (H. Anh T-Schroeder)
Mới quý đôc qỉa và quý bạn thưởng thức tấm hình mát mắt dễ xem đầu năm 2024
Read moreĐôi Dòng Về Chương Trình Văn Nghệ Đấu Tranh - Mười Năm Thương Nhớ Việt Dzũng- (Bs. Trần Xuân Ninh)
Đã từ lâu lắm tôi không tham dự các dạ hội lớn nhỏ trong chuyên ngành Y khoa của mình nhân các buổi hội họp thường niên vì bản tính vốn không hay làm quen xã giao, và vì cái vị thế chuyên khoa của mình không thấy có nhu cầu móc nối, bay nhẩy chỗ này chỗ nọ. Nhưng lần này tôi đã từ Chicago bên bờ hồ Michigan bay về San Jose tham dự dạ tiệc Tiếng Hát Hoa Vàng với chủ đề 10 năm Thương Nhớ Việt Dzũng.
Read moreTrần Mộng Tú: Đêm Thánh vô cùng – Silent Night
Mùa Đông năm 1975 gia đình tôi dự lễ Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ. Tôi nhớ rất rõ đêm Giáng Sinh đó, hình ảnh đó cho đến ngày hôm nay, gần 50 năm sau vẫn hiện ra rõ rệt.
Read moreMừng Chúa Ra Đời! (Vũ Đăng Khuê)
Nhật Bản hay gọi văn hoa một chút là Thái Dương Thần Nữ là nước có người theo Thiên Chúa Giáo ít ơi là ít, chỉ chiếm 0,35% tức là khoảng 445,000 trên 124 triệu người. Tại những nhà thờ địa phương thì ngày lễ “Mừng Chúa Ra Đời” này có nơi giáo dân xứ “ngoại” lại đông hơn giáo dân xứ “Nội” , nhưng Noel hay Christmas đã trở thành ngày lễ quốc tế nên toàn thể “quân dân cán chính” trên khắp “4 vùng chiến thuật”, ai nấy đều hân hoan chào đón.
Read moreLời Chúc Giáng Sinh và Năm Mới 2024
Xin kính chúc toàn thể quý vị Độc giả, Thính giả và gia đình một mùa Giáng Sinh thật vui, một năm mới 2024 an khang, hạnh phúc, sức khỏe dồi dào.
Ban Biên Tập Bức Tranh Vân Cẩu
Từ bức ảnh của thầy Lê Mạnh Thát trong lễ tang thầy Tuệ Sỹ (Việt Dương)
Trong bài lễ Nhập Kim Quan Báo Thân Hòa Tượng Thích Tuệ Sỹ - Việt Báo 26/11/23, có bức ảnh thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát đi đầu, tay nâng thiền sàng ngay dưới đầu của thầy Tuệ Sỹ. Bức ảnh này đưa chúng tôi trở lại những ngày tháng giữa năm 1981 ở Viện Phật Học Vạn Hạnh đường Nguyễn Kiệm, Phú Nhuận. Ở đây tôi đã có duyên gặp thầy Tuệ Sỹ. Nay xin ghi lại ít lời để tưởng niệm thầy.
Read moreNỖI BUỒN CUỐI NĂM (Khánh Vân)
Sau ngày ThanksGiving, trời tối rất sớm, trong nhà già mọi sinh hoạt hầu như ngưng lại khoảng sau 6 giờ tối mọi người đều vào phòng riêng đóng cửa lại.
Mọi người di chuyển bằng gậy bốn chân hay bằng xe lăn đều về phòng ngủ rất sớm khoảng 6 giờ tối để ngày mai lại sinh hoạt thật sớm một ngày mớ , xuống phòng ăn để ăn sáng thật sớm để lại bắt đầu một ngày mới.
Read moreĐêm dài vắng ai, thương nhớ nào nguôi... (tiếng hát Hà Thanh)
Văn Thao, con trai nhạc sĩ Văn Cao, kể về mối quan hệ giữa cha mình và nhạc sĩ Phạm Duy.
Theo nhạc sĩ Văn Thao con trai của nhạc sĩ Văn Cao, nhạc sĩ Phạm Duy từng bảo rằng: “Tao luôn ganh đua với bố mày. Bố mày có Thiên Thai, tao cũng có Tiếng sáo Thiên Thai. Bố mày có Trương Chi, tao cũng có Khối tình Trương Chi. Bố mày có Trường ca Sông Lô, tao cũng có Tiếng hát Sông Lô. Bố mày giỏi quá. Tao không thể bằng được”.
Read moreBÀI THƠ MAI TÔI ĐI... (Thơ Thái Thúc Hoàng Minh / QH St)
Khoảnh khắc cuối... Đâu còn gì tha thiết...
Những tháng ngày hàn nhiệt ở trần gian.
Dù giàu sang hay danh vọng đầy tràn,
Cũng buông bỏ trở về cùng cát bụi...
Em biết có một người đàn bà yêu anh cũng như em! (Dieu Le sưu tầm/ Những câu chuyện Nhân Văn/ Bao Nguyen chuyển)
Sau 21 năm chung sống, một ngày, tự nhiên vợ của Peter nói với ông: “Anh hãy mời một ρhụ nữ khác đi ăn tối, xem ρhim. Em yêu anh, nhưng em biết người đó cũng yêu thươпg anh và muốn dành thời gian ở bên cạnh anh”.
Read moreBA BIẾN KHÚC VĂN CAO (Nguyễn Trọng Tạo)
Hai mươi năm cuối đời, Văn Cao chỉ viết vài ba bài hát, đấy là bài Mùa xuân đầu tiên (1976) và bài Tình ca Trung du (1984). Bài Mùa xuân đầu tiên ông viết sau ngày nước nhà thống nhất, khi cảm xúc trào lên ào ạt ở những người khác, thì cảm xúc của ông lắng lại, bình thản sau quá nhiều xáo trộn cuộc đời.
Read more