Tôi ngạc nhiên: “Lên thuyền?”. Thấy tôi ngơ ngác, chị cười bảo: “Hai chữ này bây giờ người ta nói phổ biến rồi mà thầy. ‘Lên thuyền’ tức là ra nước ngoài học, đi du học ấy mà.
Read moreSÚNG TRƯỜNG AR 15 và M 16 (Trần Trung Chính)
Cho đến nay gần 50 năm VC chiếm được miền Nam nhưng bọn lãnh đạo của CSVN chưa bao giờ công bố số tổn thất nhân mạng của cán binh miền Bắc, nhưng dân chúng miền Nam biết rõ là miền Bắc không có Thương Phế Binh và các Nghĩa Trang Liệt Sĩ thì có bia nhưng không có hài cốt !!!
Số liệt sĩ của binh sĩ miền Bắc theo sự phỏng đoán đã lên tới khoảng 3 triệu, như vậy chắc chắn họ bị giết không phải do AR 15 và M 16. Còn vũ khí nào đã giết được cán binh Cộng Sản nhiều như thế ?......
Read moreCon ơi ! ... Bây giờ con ở đâu ? (Philato)
Tuổi già Việt Nam sống trên đất Mỹ được hưởng tương đối "dư giả" về vật chất, đầy đủ về y-dược hơn gấp bội các cụ đồng niên tại quê nhà nhưng hình như lúc nào cũng thấy thiếu thốn tình cảm của con cháu, nhất là những cụ phải "ra-riêng". Cuối tuần, ngày nghỉ lễ, hễ nghe chuông điện thoại reo là mừng, tưởng ngay ra tiếng con gọi, vội vàng chạy đến, chưa nhắc phôn lên đã hỏi:
Read moreĐám Cưới Ngày Xưa (Tiểu Tử)
Ông mai là thầy giáo Kiến, nhờ là bà con của hai bên nên mọi sự đều được dễ dàng… Tuy vậy, ổng cũng gặp chút khó khăn khi tính chuyện đám cưới! Nguyên do là ông Cả Dừa đòi đàng trai đến rước dâu ‘bằng một con heo đứng’ – nghĩa là heo sống – Nghe như vậy, ông Cả Bảy nói: “Cũng đúng chớ! Tập tục ông bà để lại làm sao thì mình cứ làm theo y chang như vậy mới là phải đạo!”
Read moreTHÁNG TÁM VÀ NHỮNG NGƯỜI YÊU NƯỚC (Phạm Diễm Hương)
Quý chiến hữu thân kính,
Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, Chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã hy sinh vào ngày 28 tháng 8 năm 1987 tại Nam Lào. Trong trận đụng độ này, ngoài chủ tịch Hoàng Cơ Minh, Mặt Trận còn mất một số chiến hữu lãnh đạo khác như chiến hữu Trần Thiện Khải, Chiến hữu Võ Hoàng và một số Kháng Chiến Quân...
Những tháng năm khó khăn sau biến cố Nam Lào: Tất cả chúng ta đã phải dằn nỗi đau mất mát quá lớn lao để tiếp tục đấu tranh, đểtừ chiến khu, từng đoàn quân Đông Tiến vẫn tiếp tục lên đường về nước, để ở hải ngoại các chiến hữu mình tận tâm tận lực phản bác, bẻ gãy mọi luận điệu xuyên tạc của địch cùng những dèm pha cay nghiệt của một số người (đứng bên lề công cuộc đấu tranh), để bảo vệ chính nghĩa, để che chắn mọi tổn thương nhắm đến Anh Linh các chiến hữu đã hy sinh.
Chúng ta hãnh diện đã giữ gìn được thanh danh quý ch/h Tiên phong trong suốt 37 năm qua. Trong các buổi lễ Tưởng Niệm. chúng ta thường tuyên đọc phần tiểu sử ngắn của Thầy và của từng Kháng Chiến Quân. Bất giác tôi chợt lo, theo thời gian, thế hệ các ch/h trẻ sẽ không biết hoặc không còn nhớ phần đời rất thật, rất sống động và giá trị của các KCQ. Các KCQ dần mất hút, chỉ còn linh vị với bảng tên bên dưới.
Trong Khí Thiêng Tháng Tám năm nay 2024, tôi muốn mời quý ch/h cùng đi lại từ đầu, cùng gặp các KCQ lúc họ đang bước vào lịch sử như Võ Hoàng, như Trần Thiện Khải...
Hôm nay xin mời quý ch/h đọc lại bài viết về KCQ Võ Hoàng của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa viết năm 2001, là năm MT chính thức tuyên bố về những mất mát tại Nam Lào. Bài viết được đăng trong cuốn “Trên Đường Đông Tiến”, Việt Tân xuất bản năm 2007.
Phạm Diễm Hương
Read moreCao Hổ Cốt ( DS Trần Thanh Cảnh)
Trong y học cổ truyền cao hổ thường được dùng làm thuốc bổ dương, vì có nhiều đạm. Ngoài ra nó còn được dùng làm thuốc giảm đau, mạnh gân cốt, trừ tê thấp.Nhưng những tác dụng này mang tính truyền thuyết nhiều hơn là thực chứng.
Read moreGÓP PHẦN GIẢI ĐÁP MỘT NGHI VẤN LIÊN QUAN ĐẾN “CANH GÀ THỌ XƯƠNG” (Trần Huy Bích)
SAI LẦM, HAY TAI NẠN NGHỀ NGHIỆP CỦA MỘT CÔ GIÁO TRẺ
Ngày 12-9-2012, cô giáo Hà Thị Thu Thủy dạy tiết cuối trong đề tài ôn tập ca dao cho học sinh lớp 7A10 tại trường Trung học Phổ thông Lômônôxốp ở Từ Liêm, Hà Nội. Ngày 4 tháng 10, một phụ huynh lớp ấy liên lạc với ban Giám hiệu nhà trường, phàn nàn rằng trong bài tập môn Văn của con có câu “canh gà Thọ Xương là một món ăn ngon của Hà Nội” nhưng câu ấy không được sửa và bài vẫn được cô giáo cho 8 điểm (trên 10). Sau khi tìm hiểu và nhận được thêm thông tin từ các bạn của con, vị phụ huynh ấy vừa khiếu nại với nhà trường, vừa tung tin ra trước dư luận. Sự việc sau đó được phát tán trên mạng, nhiều phụ huynh nhập cuộc, đua nhau chỉ trích cô giáo và đòi kiểm tra lại trình độ học vấn của cô. Nhà trường cho biết cô tốt nghiệp khoa Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội thuộc loại “Giỏi,” và bảo vệ luận văn Thạc sĩ với số điểm tối đa 10/10. Cô giáo Thủy giải thích rằng khi giảng bài thơ của Dương Khuê mà cô gọi là ca dao, có học sinh hỏi, “Có phải đó là món canh của Hà Nội?” cô đã trả lời, “Cũng có nhiều người hiểu như thế, các con cảm nhận như thế nào?” nhưng sau đó không giảng lại rõ hơn cho các em. Có học sinh viết, “Hà Nội còn đặc sắc với những món ăn nổi tiếng như canh gà Thọ Xương,” cô gạch dưới những chữ ấy bằng mực đỏ và ghi nhận xét ở bên lề là “Sai.” Tuy nhiên, có lẽ vì không đủ thời giờ, cô đã không sửa lại cho tất cả các em. Điều đáng nói là sau đó cô giáo Thủy nộp đơn xin từ chức, trở nên trầm cảm nặng, phải vào bệnh viện. Sau khi ra khỏi bệnh viện, cô tắt điện thoại cá nhân vì mệt mỏi trước búa rìu dư luận, không liên lạc với ai nữa, và về quê.
Read moreB I Ế T S Ợ (Trần Trung Chính)
Cuộc đời chính trị của nhà sư Thích Trí Quang được soi rọi nhiều nhất từ Lễ Phật Đản năm 1963 cho đến1975, cho nên người viết thấy rõ phe thứ nhất đã cố tình bưng bít sự thật về “con người chính trị “ củaThích Trí Quang qua một số bài viết như sau :
1. Viên Giác Phan Tấn Hải đã dịch những tài liệu giải mật của CIA viết từ tháng 11/1963 để chứng minhrằng CIA đã giết Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu chứ không phải là Thích Trí Quang. Nhưng lịch sử chiến tranh Việt Nam đâu có dừng lại ở thời điểm tháng 11/1963, thế những việc làm lợi cho Việt Cộng của Thích Trí Quang từ 1963 đến 1975 sao Viên Giác Phan Tấn Hải không truy tìm những tài liệu giải mật của CIA để mà dịch luôn cho xứng đáng là người soi sáng lịch sử ? (Viên Giác Phan Tấn Hải là đương kim Chủ Bút của công ty VIỆT BÁO ở Nam Cali nên trả lời câu hỏi này)
Read moreV À I K Ỷ N I Ệ M V Ụ N v ớ i C Á C V Ị T H Ầ Y (Trần Trung Chính)
Cha ơi, con muốn con trở thành một người đàn ông như cha đã là ”
Kết luận của bài luận ,cậu bé viết : “ Tôi biết Cha tôi thương tôi nhiều lắm , muốn tôi trở thành một người đứng đắn . Nhưng cha ơi, cha chưa bao giờ là bạn của con”
Đọc tới đây, Sir Anthony nước mắt ràn rụa, ông cầm bàn tay của đứa con trai đặt trên vùng trái tim của mình và gật đầu nhè nhẹ biểu lộ sự thấu hiểu. Cậu con trai mỉm cười từ từ nhắm mắt ra đi trong thanh thản : Ôi những người thân thương sống cạnh nhau bao năm trời mà chẳng hiểu nhau ; đến khi hiểu nhau thì một người vĩnh viễn ra đi không bao giờ gặp lại.
Read moreHãy Sống Với Những Gì Mình Thật Có (Thiện Quả Đào Văn Bình)
Là người con Phật chúng ta tuyệt đối không vay mượn giá trị, không ngụy tạo giá trị, không sống bằng giá trị giả dối và không che dấu con người thật của mình bằng những hành vi giả dối.
Hãy sống bằng sự giản dị và chân thật. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, đức Phật dạy chân thật là Niết Bàn. Chân thật giống như viên ngọc trong suốt không tỳ vết. Chân thật giống như sữa mẹ mà không cần pha chế. Chân thật giống như sen cốm, tòa hương thơm ngào ngạt, không cần thêm bất cứ một thứ hương thơm nào khác.
Read moreNight Sailing- Yêu Em Cương Thường- Thương Em Cương Thường-(Huỳnh Anh Trần-Schroeder)
1-YÊU EM CƯƠNG THƯỜNG
Anh yêu em không là hoa đợi nắng,
Cành biết vươn trong cuộc sống trầm thăng,
Biết uốn mình trong gió mùa giông bão
Chuyện tề gia quán xuyến về an bằng.
Anh yêu em dù liễu yếu, đào tơ,
Biết vẫy vùng khi đời thiếu mộng mơ,
Ngày anh đi vào mịt mùng hỏa tuyến,
Còn an lòng em gánh chuyến mịt mờ.
Dáng giai nhân đẹp như cành liễu yếu,
Cánh hồng tươi đợi bàn tay ấp yêu,
Vẫn mặn mà trong tâm hồn nghệ sĩ,
Vẫn khơi nguồn thơ nhạc vịnh đường yêu,
Nhưng quê hương đầy rẫy chuyện đau thương
Cần bàn tay và tâm kẻ cương thường,
Anh vắng nhà ai là người chống đỡ
Giòng bão giông nếu chẳng phải em thương?
Đừng ủy mị, đừng mơ giòng ảo ảnh,
Mang ảo huyền xóa khoảnh khắc chiến tranh
Làm cánh hoa trong cao mùa chinh chiến,
Nhánh mảnh mai vươn thành cứng cây cành.
Em chỉ khóc trong đêm trường lạnh lẽo,
Thương quê nhà còn sâu vận ngặt nghèo
Thương người anh xông pha vùng binh biến,
Thương mẹ già, đàn con, chuyến gieo neo.
Nhưng sớm mai tiếng gà gọi bình minh,
Đời thực tế em gánh gồng điêu linh,
Trong phong ba em là thuyền trên gió
Chuyện đời mơ xin hẹn lúc thanh bình.
2- THƯƠNG EM CƯƠNG THƯỜNG
Thương em muối mặn cương thường,
Thuyền đời chèo chống, đoạn trường em mang.
Anh giờ làm gió thênh thang,
Thuyền buồm nâng cánh, thương nàng truân chuyên.
Tình ta ngắn hạn thiếu duyên,
Vô thường anh đến, ngả nghiêng cánh bằng,
Còn em nặng nghiệp trầm thăng,
Nên ta chẳng trọn cát đằng tơ duyên.
Ngày xưa mơ chuyện đào nguyên,
Xây nhà bên suối, bền duyên tình mình,
Não nề bão lửa chiến chinh,
Rụi tàn mộng ước chuyện tình trăm năm.
Anh giờ về chốn xa xăm,
Là mây, là gió, thăng trầm biền khơi,
Nguyện theo em suốt giòng đời,
Buồm nâng trên sóng đổi dời thế gian,
Dìu em trên sóng hoang tàn,
Thuyền em lèo lái trên ngàn tang thương,
Theo em từng bước đoạn trường,
Lời thương trên gió đại dương dạt dào,
Ướt mi giọt lệ ao dào,
Lòng em tĩnh lặng ba đào tâm tư,
Hư không vũ trụ trầm tư,
Chuyển tình thương cảm, tâm thư vô thường,
Dù anh là gió ngàn phương,
Tình anh bất biến trải đường em đi.
Huỳnh Anh Trần-Schroeder
KÊNH FUNAN TECHO, SAU ĐỊA CHẤN 05.08.2024 KẾT THÚC MỘT KHỞI ĐẦU, VẪN CÒN THỜI GIAN ĐÒI CÔNG LÝ CHO 20 TRIỆU CƯ DÂN ĐBSCL
Funan là tên một Đế chế cổ đại trong vùng Đông Nam Á, xuất hiện từ thế kỷ thứ I trước Công Nguyên (CN) tới thế kỷ thứ VII sau CN. Funan đã từng có một thời kỳ huy hoàng.
TT Hun Manet nói tiếp: “Thật là bất hạnh cho lịch sử Cam Bốt phải chứng kiến nhiều Đế chế và Vương quốc suy tàn do xâu xé nội bộ và chiến tranh. Chúng ta hiểu biết lịch sử, và sẽ không bao giờ để điều đó tái diễn ra trên đất nước chúng ta.” [nguồn: Khmer Times, August 5, 2024]
Read moreGa Cuối Cuộc Đời (Phạm Trọng Sách)
Còi tầu vừa thét lên,
và từ từ dừng lại.
Tôi đang đứng ở con tầu,
và muốn xuống ga này.
Không phải “ga cuối đường tầu”
Đường tầu còn những nhà ga nữa
nhưng tôi muốn xuống ga này.
******
Tôi muốn dời con tầu,
dù rằng các bạn tôi,
còn có người đi tiếp,
tới những nhà ga,
tới những miền xa lạ.
*******
Tôi muốn chia tay các bạn tôi,
với lời chúc an bình,
với ước mong may mắn,
cho hành trình bạn tôi,
êm xuôi như nước chảy,
qua cánh đồng đầy hoa.
*******
Tôi muốn xuống ga này,
Ga cuối cuộc đời tôi.
Xin gửi lời cảm ơn,
đến những người thân yêu,
đến những con, những cháu,
đến những bạn đồng môn,
đến những người chiến hữu,
đã từng nắm tay nhau,
đã từng khóc đồng đội,
nằm chết trong rừng sâu.
*******
Xin cảm ơn tất cả,
đã một lòng yêu thương
đã một lòng tận tuỵ.
trong kiếp sống vô thường.
*******
Còn em, còn em yêu.
Cho anh xin lỗi em,
đã đến giờ chia tay,
đã đến giờ ly biệt.
Cuộc đời bao oan nghiệt.
Cuộc đời bao chua cay
Cuộc đời bao mật đắng,
Anh mang nó theo anh,
Để những năm tháng cuối,
Em sống trong an lành.
*******
Tôi muốn xuống ga này,
Ga cuối cuộc đời tôi.
Nhìn lại ga đã qua,
Nhìn lại những năm tháng
Bao mệt mỏi lầm than,
Bao gian nan tù đầy.
Công danh và tiền bạc,
Như gió thoảng mây bay.
*******
Tôi mỉm cười viên mãn,
với hai bàn tay không,
đi cùng mây cùng gió,
đến một miền hư không.
Phạm Trọng Sách
Tương Lai Không Ở Trong Tay Ta (Tăng Quốc Kiệt)
Các bậc phụ huynh, thường khuyên con cháu theo học các ngành nghề như bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ, kỹ sư, vì dễ kiếm việc và bảo đảm lợi tức.
Nhưng ngay ngành y, bác sĩ trong tương lai, sẽ bị kỹ thuật toán AI làm cho thất nghiệp.
Với siêu máy tính WATSON của IBM (hệ thống trí tuệ nhân tạo Artifica Inteligence Al) từng thắng trò chơi Jeopardy 2011, hiểm họa thất nghiệp của bác sĩ với sự lấn đất dành dân của thông minh nhân tạo không xa.
Read moreCũng một kiếp người
Hỏng Rồi Tiếng Nước Tôi!!!. (Captovan)
Ngoài những ngôn ngữ kỳ cục của “BK75”, đại loại như: “ấn tượng, bộ phận người, bức xúc, cục bộ, chỉn chu, đạo cụ, khẩn trương, khống chế, mặt bằng, hồ hởi, năng nổ, phản cảm, quá trình, quỹ thời gian, rốt ráo, sự cố, tác nghiệp, tham quan, thân thương, thiếu đói” v.v.. thì nay (2020) ngôn ngữ VC theo chân ôn dịch VC đang làm đảo lộn ngôn ngữ tiếng Việt trong sáng của chúng ta khiến những ai còn tha thiết với tiếng Việt phải đau lòng, than theo của cụ Tản Đà:
-“Lễ nghĩa thời nay trời thu sạch, đạo đức cương thường đảo ngược ru”.
Read moreVụ Khủng Bố 9/11
Sáng ngày 11 tháng 9/2001. Tôi vừa ra khỏi bệnh viện Little Company of Mary Hospital Chicago sau một phiên trực gác nhàn nhã, ngủ suốt đêm (như thường lệ). LCMH là một bệnh viện có trách nhiệm huấn luyện các Resident thực tập giải phẫu bù đầu trong các phiên trực. Tôi là bác sĩ giải phẫu của bệnh viện, đáng lẽ trực ở nhà, nhưng được trả tiền qua đêm ở trong bệnh viện, để phòng hờ đỡ tay cho các Resident khi bệnh đông quá họ lo không xuể.
Hôm nay, trời trong xanh nắng vàng với những áng mây trắng hững hờ trôi chầm chậm vì không có gió. Đang lái xe tà tà trên đường 95 ra phía bờ hồ Michigan để lên xa lộ về nhà phía bắc thành phố. Tai ơ hờ theo thói quen nghe bản tin của cái radio trong xe mở thường trực. 9 giờ sáng. Bỗng nghe tin phóng viên nhanh miệng, liến láu tường thuật có chiếc phản lực chở khách bị cướp lái đâm vào World Trade Center với hai chiếc tháp đứng song song ở New York City . Chợt nghĩ đến nhà tôi với tư cách chủ tịch một tổ chức thiện nguyện vô vụ lợi đã lên máy bay từ sáng sớm để dự một buổi họp với tổng thống Bush. Tính nhẩm, tôi yên lòng vì chiếc máy bay đó không ở trong tầm bị đánh cướp. Quả thế, cuộc họp của nhà tôi bị bãi bỏ khi chiếc máy bay gần tới White House bị chuyển sang phi trường Dulles, rồi từ đó những người đi họp được chở về Chicago bằng xe bus.
Chánh Văn Phòng Bạch cung Andrew Card ghé tai tổng thống Bush-con George W Bush lúc đó đang đi thăm một lớp học sinh tiểu học ở Saratosa Florida nói nhỏ “Mỹ quốc bị tấn công”. Phản ứng lại cuộc tấn công này, số tử vong tổng số là khoảng 3,000 người. Tổng Thống Bush-con cho thành lập bộ Nội an (Department of Homeland Security), cải thiện hệ thống an ninh tình báo, và gửi quân sang Afghanistan để tiêu diệt lực lượng Taliban. Cuộc chiến này lan sang cả Iraq và kéo dài tới 2021 mới chấm dứt. với ngót nghét 4,500 lính tử thương, 32,000 lính bị thương và chừng gần 300,000 dân chúng vong mạng. Taliban hiện vẫn là lực lượng nắm quyền tại Afghanistan và tên người thủ lãnh Abdul đã được Donald Trump lôi ra trong cuộc tranh luận với Kamala Harris mới đây để tấn công đảng Dân chủ trong khi đảng Cộng hòa (tổng thống Bush-con) là kẻ mở ra cuộc chiến kéo dài trên hai thập niên. Dù sao thì kỹ nghệ võ khí Mỹ cũng đã thu lợi khá bẫm.
Trần Xuân Ninh (ngày 11 tháng 9/2024)
Read moreGiấc Mơ Trung Hoa. ( Chinese dream)-Trần Mộng Lâm
Người Trung Hoa rất cay cú vì American dream nên họ bầy đặt ra Giấc Mơ Trung Hoa để đối lại, và nếu Hoa Kỳ có United States of America, thì Giấc Mơ Trung Hoa chính là Đại Trung Hoa với lá cờ 5 ngôi sao và có thể hơn nữa trong tương lai đối đầu với lá cờ của U.S.A.
Read moreHôm Nay Ăn Đồ Gì Nhẩy? (Captovan)
Anh tù ngồi xổm sát bên tôi hỏi nhỏ:
-Hôm nay ăn đồ gì nhẩy?
Tôi hiểu ý anh hỏi chiều nay trở về chuồng, mà là chuồng thật thì trại cho tù ăn cái gì? Khoai lang, củ mì, sắn lát phơi khô, bắp răng ngựa hay cơm trộn thóc? Nó mà cho ăn cơm trắng (“cơm tươi”, cơm không độn) là bỏ mẹ! Cơm chỉ được vừa bằng miệng chén đá, “và” một cái là hết, trong khi nếu bắp răng ngựa thì được một chén đầy có ngọn. Cái lợi thế ăn bắp răng ngựa là tù ta có quyền khoan thai nhai từng hạt một, nhai cho tới khi đi ngủ. Còn ăn “cơm tám giò chả” ư! Làm sao mà nhai từng hạt cơm được?
Read moreTIỄN BIỆT NGƯỜI GÓA PHỤ TRUNG KIÊN. Madam Hồ Ngọc Cẩn (Giao Chỉ Vũ Văn Lộc)
Cô đã giữ trọn đời làm vợ người lính . Từ vợ Trung sĩ trại gia binh cho đến phu nhân Đại tá trong dinh Tỉnh trưởng . Cô theo chồng đi khắp 4 phương suốt 16 năm chinh chiến , để rồi 30 tháng 4 năm 1975 trở thành vợ người tử tội .
Cô đem con trở về Thủ Đức lánh nạn chờ ngày chồng bị xử bắn . Dù thăng cấp , dù thắng hay bại , dù sống hay chết , chồng cô vẫn là người anh hùng . Cô mãi mãi vẫn là người vợ lính . Anh lính đầu đời chinh phu của cô , lúc lấy nhau đeo lon Trung sĩ và khi ra đi đeo lon Đại tá . Thủy chung cô vẫn sống đời vợ lính . Chồng của cô là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn .
Read more