Một điều đáng tiếc khác là khác với Lịch Sử Hoa Kỳ sau chiến tranh Nam-Bắc, Lịch Sử Việt Nam không có được những người như Tướng Ulysses S. Grant của Miền Bắc và Tướng Robert E. Lee của Miền Nam trong thời Chiến Tranh Nam - Bắc trong cách hai người đối xử với nhau khi Tướng Lee tới gặp Tướng Grant để chính thức đầu hàng. Tướng Lee đến với lễ phục sạch tinh, nguyên nếp, mang gươm trang trí cực đẹp của một tướng lãnh quý tộc Miền Nam ở cạnh sườn. Còn Tướng Grant thì ngược lại. Mặc dù là thuộc phe chiến thắng, ông ăn mặc xoềnh xoàng, không khác một người lính thường, quần áo, giầy trận còn “dính bùn đất hành quân”, không mang gươm cạnh sườn, ngoại trừ huy hiệu cấp tướng. Đến khi ra về Tướng Lee và các sĩ quan khác của ông vẫn được giữ nguyên tất cả, đặc biệt là không bị sỉ nhục, không phải nạp gươm và tiếp tục được ngồi trên lưng ngựa. Cả hai đều tự giữ được mình, giữ tư cách cho mình và giữ tư cách cho nhau, tôn trọng lẫn nhau trong một hoàn cảnh vô cùng tế nhị.
Read moreKỷ Niệm 89 Năm Ngày Tang Yên Báy (17/6/1930 - 17/6/2019) (GS Phạm Cao Dương)
“Ở đó tối hôm ấy, có cả những ông già bà cả, những người áo rách, tay thành chai. Ở đó tối ấy có cả một ông thủ tướng với mấy ông bộ trưởng ngồi lẫn vào đám đông chỉ lấy tư cách là dân một nước. Chúng tôi đã được nhìn rõ nét mặt trang nghiêm của mọi người yên lặng tưởng nhớ tới người xưa, trông nước mắt chảy giòng giòng trên những bộ mặt tươi tốt hay răn reo lúc kẻ nói chuyện tả lại bước đường cùng của mười ba người liệt sĩ. Tôi đã nghe thấy tiếng “Vạn tuế” đáp lại mười ba tiếng hô “Việt Nam” của cả một dân tộc, mười ba tiếng “Vạn tuế” hô lên để an ủi anh hồn mười ba liệt sĩ lúc hùng dũng bước lên đoạn đầu đài đã bị bàn tay thực dân bịt miệng, chỉ mới kịp kêu hai tiếng “Việt Nam”.
Read more“Mưu Độc Ngàn Năm” của Người Tầu – Bài Thứ Hai CUỘC TRIỆT TIÊU VĂN HÓA ĐẠI VIỆT CỦA NHÀ MINH: CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ KIM LĂNG (Phạm Cao Dương)
Chuyện Nhà Minh xâm lăng nước ta và cướp sách của ta đem về Tầu xảy ra cách đây hơn sáu trăm năm bị nhiều người cho là không quan trọng. Thực sự đây là một mưu toan vô cùng thâm độc của người Tầu nhằm tiêu diệt dân tộc Việt mà người thường ít ai để ý đến, mà có để ý đến thì cũng khó nhận ra hay đã quá muộn. Nó nằm trong “Mưu Độc Ngàn Năm” với lời nguyền “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” của Mã Viện gần hai ngàn năm trước và một lần nữa đã và đang trở thành một mối ưu tư và một đề tài vô cùng quan trọng cho những ai còn lưu tâm tới tiền đồ của đất nước và tương lai của con cháu mình cũng như trách nhiệm của mình đối với tổ tiên, đồng bào và hàng triệu người dân và chiến sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến kéo dài ba mươi năm vừa qua. Không lẽ tổ tiên mình đã thành công bảo vệ được dân tộc, giữ vững được đất nước mà đến đời mình lại bất lực và để mất hay sao?
Read moreMƯU ĐỘC NGÀN NĂM: Từ Cuộc Khởi Nghĩa của Hai Bà Trưng đến Cột Đồng Mã Viện. Hậu Thế Đã Có Những Nhận Xét Gì Về Những Biến Cố Này? (Phạm Cao Dương)
Khi bài này được viết thì mối đe dọa của người Tầu và hiểm họa mất nước, kể cả diệt chủng đã lại tái xuất hiện. Lần này cực kỳ nguy hiểm, tinh vi và độc địa hơn nhiều. Nó xảy ra giữa hai nước Cộng Sản anh em “môi hở răng lạnh”, “bốn tốt, mười sáu chữ vàng”. Có điều là hiểm họa không phải chỉ xảy ra ở Biển Đông mà ngay trên đất liền. Những gì xảy ra ở Biển Đông chỉ là diện, trên đất liền mới là điểm. Hiểm họa lần này đã xảy ra một cách âm thầm, nhẹ nhàng, tiệm tiến, phi võ lực và do chính những người Việt tự nhận là “đỉnh cao trí tuệ” tự tạo ra và tự chấp nhận. Nó đã và đang xảy ra trong tất cả mọi sinh hoạt từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội... và đã được rất nhiều người thuộc đủ mọi giới trong cũng như ngoài nước lên tiếng cảnh cáo. Người viết thấy không cần viết thêm ở đây.
Read moreMÙA XUÂN LẠI TỚI, NÓI CHUYỆN THÁNG GIÊNG (Phạm Cao Dương)
Hội hè trong sinh hoạt cổ truyền ở Miền Bắc Việt Nam tượng trưng cho tinh thần và cuộc sống hồn nhiên, vui tươi, thoải mái, hoàn toàn tự do không bị ràng buộc của người Việt truyền thống sau những ngày lao động vất vả với đầy dẫy những lo âu mà trên từ vua chúa, quan lại, dưới đến các nhà đạo đức tôn sùng Khổng giáo hay các bô lão ở các xã thôn đều phải tôn trọng. Người ta đã mở hội để không chỉ riêng dân trong làng vui chơi mà luôn cả dân từ các làng khác hay từ các thành phố về tham dự.
Mùa xuân ấy ông tôi lên tận tỉnh
Đón tôi về xem hội ở làng bên...
Đoàn Văn Cừ (Đám Hội)
Read moreViệt Minh Cướp Chính Quyền, 73 Năm Nhìn Lại (Phạm Cao Dương)
Bảy mươi năm đã trôi qua. Bảy mươi năm bằng cả một đời người được coi như là thọ. Tính theo thế hệ, bảy mươi ba năm là tương xứng với gần ba thế hệ. Đã đến lúc người ta cần phải xét lại những gì đã xảy ra bảy mươi ba năm trước, không thể mãi mãi bị lừa. Sự thực lịch sử phải là sự thực, sự thực đầy đủ và trọn vẹn.
Read moreNhân Vụ Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc: Cộng Sản Việt Nam Đã Bắt Đầu Bị Lệ Thuộc Vào Cộng Sản Trung Quốc Từ Bao Giờ? Tại Sao? (GS. Phạm Cao Dương)
Để kết luận, ta có thể nói rằng đối chiếu những gì các cố vấn Tàu kể lại với những gì Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam thực hiện không lâu sau chuyến đi bí mật của Hồ Chí Minh sang Nga đầu thập niên 1950.
Trong số này, đặc biệt có Phong Trào Tố Khổ và Cuộc Cải Cách Ruộng Đất, cuộc “Chỉnh Quân Chính Trị” loại trừ các thành phần tiểu tư sản, sự kiện bãi danh xưng Vệ Quốc Đoàn bị bãi bỏ, thay thế bằng danh xưng Quân Đội Nhân Dân theo mẫu của Cộng Sản Tầu, kèm theo với các chức chính ủy được đặt ra trong quân đội vân vân...
Trong lúc cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp còn đang tiếp diễn và đòi hỏi một sự đoàn kết toàn dân về đủ mọi mặt thì những việc làm theo lệnh Trung Quốc của CSVN cho người ta thấy rõ hơn vai trò quốc tế và sự lệ thuộc Trung Quốc và Nga Xô của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu ngay từ thời này.
Read moreNhân chuyện Hà Nội dự tính cho thuê đất 99 năm: Chủ Trương Đồng Hóa Người Việt Cố Hữu của Người Tàu: Nhắc Lại Chính Sách Tịch Thu Sách Vở Của Ta của Nhà Minh (Phạm Cao Dương)
Câu hỏi kế tiếp người ta có thể nêu lên là cho đến những ngày hiện tại đã có tác phẩm nào của người Việt sau nhiều thế kỷ luân lạc đã được người ta khám phá ra dưới hình thức này hay hình thức khác chưa? Câu trả lời là có. Đó là Việt Sử Lược và Thiền Uyển Tập Anh. Hai cuốn sách này xuất hiện từ thời nhà Trần và đã được người sau chép hay viết lại. Việt Sử Lược đã bị thất truyền rất lâu, mãi đến thời Càn Long nhà Thanh (1736 - 1795) mới được đem in, nói là theo bản của Tuần Phủ Sơn Đông thu nhặt được đem dâng lên vua với người hiệu đính là Tiền Hi Tộ, người Giang Tô, người đã san định bộ Thủ Sơn Các Tùng Thư. Việt Sử Lược được lưu trữ ở Thủ Sơn Các Tùng Thư và ở Khâm Định Tứ Khố Toàn Thư của nhà Thanh và đã được nhiều nhà xuất bản Trung Quốc ấn hành. Giáo Sư Trần Quốc Vượng đã phiên dịch sang Việt ngữ, giới thiệu và chú giải.[13] Trong bản dịch này Trần Quốc Vượng có nói tới Thiền Uyển Tập Anh khi ông bàn về việc các người họ Lý bị đổi thành họ Trần, nhưng đến Lê Mạnh Thát thì sau khi đối chiếu nội dung của Thiền Uyển Tập Anh với An Nam Chí Nguyên, nhà học giả Phật giáo uyên thâm này đã khẳng định là: “Khi quân Minh đánh chiếm được nước ta vào năm 1407, Thiền Uyển Tập Anh đã bị chúng thu gom và sau này được dùng một phần để viết An nam chí nguyên.” [14]
Read moreNhân Vụ Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc: Chúng Ta Đã và Đang Thực Sự Mất Nước (GS. Phạm Cao Dương)
Lãnh đạo cấp cao của hai đảng Cộng Sản đã thỏa hiệp với nhau những gì trên đầu người dân Việt Nam từ sau cuộc chiến biên giới Trung-Việt, từ sau Hội Nghị Thành Đô 1990, từ sau những buổi gặp gỡ của Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh và sau này Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang với các nhà lãnh đạo Trung Quốc? Chỉ có những người này mới biết được nhưng không bao giờ và sẽ chẳng bao giờ họ nói ra cả. Về điểm này, tôi xin được nhắc lại lời Vua Lê Thánh Tông dụ bọn các ông Thái Bảo Kiến Dương Bá Lê Cảnh Huy năm Hồng Đức thứ tư, 1473, nguyên văn như sau:
“Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào lại nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang phương Bắc trình bày rõ điều ngay lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước, một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di.”
Read more