Người Trung Hoa rất cay cú vì American dream nên họ bầy đặt ra Giấc Mơ Trung Hoa để đối lại, và nếu Hoa Kỳ có United States of America, thì Giấc Mơ Trung Hoa chính là Đại Trung Hoa với lá cờ 5 ngôi sao và có thể hơn nữa trong tương lai đối đầu với lá cờ của U.S.A.
Read moreHôm Nay Ăn Đồ Gì Nhẩy? (Captovan)
Anh tù ngồi xổm sát bên tôi hỏi nhỏ:
-Hôm nay ăn đồ gì nhẩy?
Tôi hiểu ý anh hỏi chiều nay trở về chuồng, mà là chuồng thật thì trại cho tù ăn cái gì? Khoai lang, củ mì, sắn lát phơi khô, bắp răng ngựa hay cơm trộn thóc? Nó mà cho ăn cơm trắng (“cơm tươi”, cơm không độn) là bỏ mẹ! Cơm chỉ được vừa bằng miệng chén đá, “và” một cái là hết, trong khi nếu bắp răng ngựa thì được một chén đầy có ngọn. Cái lợi thế ăn bắp răng ngựa là tù ta có quyền khoan thai nhai từng hạt một, nhai cho tới khi đi ngủ. Còn ăn “cơm tám giò chả” ư! Làm sao mà nhai từng hạt cơm được?
Read moreTime to say goodbye=Đến lúc chia tay (Andrea Bocelli and Sarah Brightman)
TIỄN BIỆT NGƯỜI GÓA PHỤ TRUNG KIÊN. Madam Hồ Ngọc Cẩn (Giao Chỉ Vũ Văn Lộc)
Cô đã giữ trọn đời làm vợ người lính . Từ vợ Trung sĩ trại gia binh cho đến phu nhân Đại tá trong dinh Tỉnh trưởng . Cô theo chồng đi khắp 4 phương suốt 16 năm chinh chiến , để rồi 30 tháng 4 năm 1975 trở thành vợ người tử tội .
Cô đem con trở về Thủ Đức lánh nạn chờ ngày chồng bị xử bắn . Dù thăng cấp , dù thắng hay bại , dù sống hay chết , chồng cô vẫn là người anh hùng . Cô mãi mãi vẫn là người vợ lính . Anh lính đầu đời chinh phu của cô , lúc lấy nhau đeo lon Trung sĩ và khi ra đi đeo lon Đại tá . Thủy chung cô vẫn sống đời vợ lính . Chồng của cô là Đại tá Hồ Ngọc Cẩn .
Read moreKhông Phải Mọi Người Bắc Đều Giống Nhau (Y sĩ Thiếu tá Trần Xuân Dũng)
Một người lớn tuổi sinh trưởng ở trong Nam đã phát biểu những nhận xét của mình sau khi đã tiếp xúc với 3 loại người Bắc
· Nhóm thứ nhất: Coolies của Pháp nói theo lối it học.
· Nhóm thứ hai: di cư năm 1954, ăn nói văn hoa.
· Nhóm thứ ba: xâm lăng năm 1975, nói năng hạ cấp, đối xử thô bạo
Mặc dầu cùng một phần đất đã sinh ra họ, nhưng sự trau đồi kiến thức, trình độ giáo dục, văn hoá, chính trị, đạo đức, phong thái và tài sản đã xác định rằng:
“KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BẮC ĐỀU GIỐNG NHAU,,”
Read moreTÌNH YÊU hay NGƯỜI YÊU RẮC RỐI- Nguyễn Đình Liên
....Nhưng mãi đến hơn hai chục năm sau, tình cờ, tôi mới có dịp gặp lại người bạn cũ này.
Đó là một đêm Giao Thừa âm lịch tại thành phố Salt Lake City, tiểu bang Utah.
Ngoài trời tuyết rơi trắng xóa. Trong một căn chung cư ẩm thấp nghèo nàn ở vùng
North Salt Lake. Ngồi trước mặt tôi là một người đàn ông ốm yếu, đầu tóc bạc
trắng, nhìn tôi qua cặp mắt ủ rủ, chính là hắn.
Tôi hỏi hắn:
Chuyện gì đã xảy ra? ông có nhớ tôi đã từng nói với ông là hãy sống hạnh phúc với Hạ và hãy biết quý trọng tấm lòng cao thượng của nàng.
Hắn nhìn tôi, với ánh mắt sáng lên chút diễu cợt, rồi biến mất, chỉ còn hai bên khóe
mắt của hắn tôi nhìn thấy những vết hằn buồn rầu ai oán.
Read moreChữ Hiếu Và Người Già Trong Xã Hội Đông Phương. (Bác Sĩ Hồ Văn Hiền)
Chuyện này nhắc nhở người trẻ hãy nhớ đến bậc sinh thành của mình. Người già cũng nên nhớ xếp lại chuyện cũ, quên bớt những hiềm khích nhỏ nhặt với con cháu, dẹp bớt tự ái, dùng email, facetime, ‘Viber’ hay ‘Zalo’, rộng mở vòng tay "welcome" chúng trở về.
Read moreCon Gái Rượu ( Vũ Thế Thành)
… Bỗng nhiên ông đứng dậy, lảo đảo, một tay vịn mép bàn, và hát:
“Ngày mai lênh đênh trên sông Hương
Theo gió mơ hồ hồn về đâu?
Sóng sầu dâng theo bao năm tháng
Ngóng về đường lối cũ tìm em…”.........
Ông hát không cần người nghe, hát cho chính ông, hát để trang trải nỗi lòng. Rồi ông thẳng người lên:
“Thương em thì thương rất nhiều
mà duyên kiếp lỡ làng rồi
Xa em, lòng anh muốn nói…”.
Read moreTại Sao Thích Ăn Phở? (BS. Phan Giang Sang)
Phở bỏ xa cái hương vị cổ truyền Việt Nam, là món chả giò, gỏi cuốn trong những năm đầu của người Việt hải ngoại. Tại sao phở trở nên ăn khách, thịnh hành, đặt lên trên tất cả món ngon tuyệt vời của người Việt khắp nơi trên thế giới? Mùi thơm ngon ngây ngất của tô phở như bóng dáng yêu kiều của người phụ nữ Việt Nam.
NGƯỜI KHÁCH LẠ TRONG TIỆC TẤT NIÊN ( Huỳnh Văn Phú)
Nhìn nét mặt của nàng cùng với giọng cười rất tự nhiên, Nam chợt nhận ra cái tính chất rất ”thiếu nữ” ở người con gái đã dâng trọn đời mình cho Chúa. Chiếc áo dòng đen nàng mặc trên người kia, Nam đã nghĩ rằng, giá nàng cởi bỏ chiếc áo ấy ra, nàng có thể dẫm lên hàng trăm quả tim của những thằng đàn ông mà bước. Và chàng chắc chắn rằng với cái nhan sắc ấy, sự diụ dàng và thông minh cùng học vấn ấy, nếu sống cuộc đời của một người bình thường, nàng sẽ có một hạnh phúc vươn lên cao hơn nhiều so với những thiếu nữ cùng trình độ khác. Nhưng nàng đã chọn con đường đi riêng của nàng, con đường hy sinh cao cả với một niềm tin vô biên mà một kẻ ”ngoại đạo” như Nam, không tài nào hiểu nổi.
Read moreNHỚ VỀ ĐÔNG TIẾN (Tuệ Vân)
Có những nỗi nhớ sẽ nguôi ngoai theo thời gian, nhưng có những ký ức sẽ không bao giờ mất đi trong lòng người. Những ký ức đó chắc hẳn là những ký ức trong sáng đủ cho lòng người có lại những xúc cảm, bồi hồi, hạnh phúc khi nhớ về.
Read moreLÁ THƯ CUỐI CÙNG (Kính tặng đến những bậc Cha Mẹ bất hạnh)- Du Tử
Đặc biệt là ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn.
Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mủi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao.
Read moreKhí Cốt Quên Mình -Trần Xuân Dũng-
Do không còn được Hoa Kỳ viện trợ súng đạn kể từ 27-1-1973, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bị đẩy dần vào cái thế không thể nào tự vệ được nữa trước sự xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt
Tháng 3-1975 Miền Trung mất dần, rồi đến miền Nam.
Xin mời đọc giả xem phong thái tiêu biểu của một số Y Sĩ trong những ngày đó, tại một số đơn vị.
Read moreNgưòi Bán Sách Trên Bãi Biển Nha Trang -Phạm Tín An Ninh-
Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi liếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Nauy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại:
· Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi. Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Read moreNgười Tù Chung Thân Vượt Ngục-(Tràm Cà Mau)
Tôi thao thức nghĩ đến bà nội tôi, học vấn của bà rất ít, chỉ đọc được năm ba chục chữ nho. Bà dạy con, dạy cháu qua ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ. Việc nào cũng có một câu thích ứng, khôn ngoan để nói ra. Nhắc đi nhắc lại mãi, làm nó len vào ký ức của con cháu, không thể quên, không phai được. Những câu như: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Chồng giận thì vợ làm ngơ, đừng đổ thêm dầu lửa vở nhà thiêu. Một câu nhịn chín câu lành. Thương người như thể thương thân. Điều mình không muốn đừng làm cho người khác. Anh em như thể tay chân. Được mùa chớ phụ môn khoai. Vân vân và vân vân.”
Read moreNghe nhạc Kháng Chiến nhân tháng 8 tưởng niệm Đông Tiến (Tuệ Vân)
Nghe nhạc Kháng Chiến nhân tháng 8 tưởng niệm Đông Tiến (Tuệ Vân)
Read moreT Ứ K H Ả Trần Trung Chính
Thân tặng các phụ nữ đã đứng bên cạnh cuộc đời của tôi
Thời xa xưa trong các sách bàn về Tướng Mệnh Học, người ta chỉ đề cập 2 yếu tố KHẢ ÁI và KHẢ HỈ để mô tả những đặc trưng của người phụ nữ.
Những phụ nữ khả ái là những phụ nữ đẹp nhưng người đàn ông thích yêu thương chiều chuộng nâng niu nhiều hơn là nghĩ đến chuyện mây mưa. Nữ diễn viên điện ảnh Audrey Hepburn của Thụy Điển và nữ ca sĩ Ngọc Lan của người Việt Hải Ngoại là 2 hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ dễ thương khả ái.
Những phụ nữ khả hỉ là những phụ nữ đẹp nhưng khi nhìn ngắm vào những phụ nữ này người đàn ông luôn nghĩ đến chuyện mây mưa. Nữ diễn viên Marylyn Monroe của Hoa Kỳ và nữ diễn viên Brigitte Bardot của Pháp là 2 hình ảnh tiêu biểu của người phụ nữ khả hỉ.
Read moreNgười Nữ Tu Trong Cô Nhi Viện Pleiku (Phạm Tín An Ninh)
Tôi chưa (và có lẽ không) có cơ hội nào để trở lại Pleiku. Ngày xưa, tôi chỉ ghé lại thành phố bụi đỏ này một đôi lần ngắn ngủi, như chỉ một thoáng chợt đến chợt đi, chưa hề làm quen với một “em Pleiku má đỏ môi hồng”nào. Ngoài Đồi Đức Mẹ, nơi đơn vị đóng quân một tháng, cả một tháng “gió lạnh mưa mùa”, tôi chỉ còn nhớ cái quán rượu trong Khu Chợ Mới, nơi anh bạn Biệt Động Quân đưa tôi đến để tìm những cơn say, và một ngôi trường được dùng làm cô nhi viện, nơi có sœur Anna xinh đẹp, đã gợi lại trong tôi hình ảnh của những đồng đội đáng mến mà vắn số như Nguyễn Phú Hùng Em. Tôi da diết nhớ đơn vị xưa, thời chúng tôi còn trai trẻ, nhớ từng khuôn mặt bạn bè đã nằm lại trên các chiến trường xưa hay đang lưu lạc muôn phương, tiếc thương cho cuộc tình đẹp của những người lính trẻ, lãng mạn, thơ mộng, nồng nàn nhưng sớm chia lìa đớn đau bởi cuộc chiến tranh oan nghiệt.
Read moreĐứa con từ đảo Galang (Thạch Trung)
Ngồi trong tiệm Hiển Khánh Đa Kao nhâm nhi ly chè sen đá lạnh Lộc mời sau khi nghe nàng trình diễn ca vũ trong buổi sinh hoạt văn nghệ ở trường ra, Thúy Ngọc giật mình khi nghe Lộc hỏi “Thúy Ngọc có bao giờ nghĩ đến chuyện xuất ngoại không?”. Nàng biết Lộc để ý đến mình, có thể là mê mình, từ lâu, khi mới vào phân khoa Kinh thương ở đại học Minh Đức. Nên bình thản trả lời: “Không. Trước đây, có dịp xuất ngoại nhưng Thúy Ngọc không đi. Hồi đó có người du học sinh ở Pháp về nghỉ hè gặp Thúy bị coup de foudre đến nhà xin cưới rồi hai vợ chồng đi Pháp sống. Thúy từ chối. Vì đã quá hài lòng với đời sống được thương chiều săn sóc từng chút một trong gia đình, cho nên không muốn mạo hiểm đến một xứ lạ xa xôi ngôn ngữ phong tục khác biệt”. Tuy nghĩ đó là một cơ hội thăng tiến cho Thúy nhưng mợ Thúy không ép. Cho nên chuyện đó bỏ qua. Bây giờ đâu còn là lúc nói chuyện xuất ngoại nữa”. Yên lặng. Một lát Thúy hỏi “Tại sao tự nhiên anh hỏi chuyện xuất ngoại?”. Yên lặng. “Tại muốn biết ý Thúy Ngọc trước khi đến nhà xin phép Mợ ”. “Thì Lộc đến hỏi ý kiến mợ Ngọc đi”.
Read moreCỦA CHA VÀ CON GIẤC MƠ NGÀY ĐOÀN TỤ (Ngô Thế Vinh)
Gửi BS Trần Quí Thoại, như một nén nhang
tưởng nhớ người lính, nhà văn, nhà thơ Trần Hoài Thư.
NGÔ THẾ VINH
Read more