Chung một hoài bão đấu tranh cho tự do dân chủ dân tộc, lại hòa lẫn trong tình cảm hướng về Hong Kong, nơi đã dung chứa tôi, một thuyền nhân tỵ nạn cộng sản, trước khi tôi đi định cư, đã dễ dàng cho tôi có được sự chia xẻ chân thiết cùng với người dân Hong Kong trong cuộc đấu tranh gian nan đối đầu Trung Quốc. Trong suốt 6 tháng qua, máu nhiều người dân vô tội đã đổ, nhiều sinh mạng đã bị mất đi, cùng với hàng trăm người dân bị thương tật, và hàng ngàn người dân bị bắt. Nhưng người Hong Kong vẫn không lùi bước bởi vì họ hiểu rằng nếu họ lùi bước, thì cuộc đấu tranh chính nghĩa của họ sẽ bị dập tắt, cơ hội được sống với quyền tự do dân chủ mà họ vốn được hưởng sẽ bị tướt đoạt đi vĩnh viễn.
Read moreSư tranh đấu Thích Trí Quang từ trần (Bác sĩ Trần Xuân Ninh ngày 16 tháng 11/2019)
Ngày 8 tháng 11/2019, sư tranh đấu Thích Trí Quang từ trần. Đài BBC tiếng Việt đã cho chạy một bài có thể kể là điếu văn của Cao Huy Thuần, một trí thức thiên cộng sống ở Pháp. Mở đầu là “Thầy tôi, Trưởng lão Hòa Thượng Thích Trí Quang, vừa thị tịch hôm qua, 8/11/2019. Di huấn để lại: không bàn thờ, không bát nhang, không báo tang, không phúng điếu, không vòng hoa, không đưa đám. Tôi chỉ xin phép Thầy thắp một nén nhang tưởng niệm”. Bài viết dài trên 5000 chữ ngoài sự ca tụng đề cao là những hình ảnh và tóm lược thành tích của người chết. Trò ca tụng thầy là thường, nhất là khi trò nhận thầy là người “khai sinh mở đạo” cho mình như trường hợp Cao huy Thuần. Nhưng đối với người Việt nói chung đại đa số là “đi lương” nghĩa là thờ cúng tổ tiên, và tôn kính Trời Phật một cách không cuồng tín, không nhắm mắt tin rằng cái áo làm nên thầy tăng, thì Thích Trí Quang chỉ là một người đầu trọc áo cà sa, nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam với những động thái chính trị trái nghịch khó hiểu, mà dân thường không đoán được là cán bộ VC hay là nhân viên CIA ( tức là trung ương tình báo Mỹ). Có thắc mắc như vậy vì tuy ông là lãnh tụ Phật giáo đấu tranh quyết liệt, nhưng lại được cho vào tòa đại sứ Mỹ ở Sài gòn tị nạn, khi chính phủ Ngô đình Diệm truy nã.
Read moreViệt Nam Chối Bỏ Trách Nhiệm Về Cái Chết của 39 Người Việt Nhập Cư Lậu Tại Anh (Tuệ Vân)
Tin 39 người Việt nhập lậu vào nước Anh chết ngạt trong xe thùng vận tải có máy đông lạnh khám phá ra ở vùng Essex phía Nam London ngày 23 tháng 10 đã làm dư luận Anh bàng hoàng. Nhất là khi trong số người chết có cô gái trẻ Phạm thị Trà My xinh sắn, với những lời nhắn gửi cuối cùng cho bố mẹ: Các giới chức thẩm quyền ngay lập tức khẳng định sẽ điều tra cho ra tội phạm. Thủ tướng Anh Boris Johnson và các nhân viên cảnh sát địa hạt Essex cũng như người dân địa phương đã đến hiện trường, đặt hoa thắp nến, tưởng niệm cái chết của các nạn nhân và ra lệnh cho treo cờ rũ để chia buồn với gia đình các nạn nhân.
Read moreTình dục và chính trị (Bác sĩ Trần Xuân Ninh ngày 27 tháng 10/2019)
Kể cũng lạ, tình dục là một nhu cầu tự nhiên của con người, như ăn ngủ, nhưng không hiểu tại sao mà luôn luôn được đề cập đến một cách bất thường, khác thường. Trong nhiều xã hội, tình dục như là một cấm kỵ, không được nói đến. Tình dục ra ngoài khuôn khổ quy luật trong một số xã hội hay cộng đồng tôn giáo có thể làm mất mạng. Ngay tại Mỹ, cái mà người ta gọi là cách mạng tình dục chỉ đến thập niên 50 mới xẩy ra, vì lúc đó người ta nói đến tình dục công khai và dậy dỗ về tình dục. Nhưng cho dù cởi mở như vậy, tình dục hiện nay vẫn là một vấn đề được khai thác để bôi xấu, tấn công nhau. Trừ có một nơi tình dục và cơ thể được đem ra quảng cáo, để trở thành nổi tiếng là “dám chơi”. Đó là tại Hollywood kinh đô của kỹ nghệ giải trí và văn hóa Hollywood-Do Thái-Thiên chúa giáo. Nhìn toàn cảnh như thế thì có thể thấy rõ ràng là tình dục được nhìn và đánh giá tùy tiện dưới những lăng kính xấu tốt khác nhau, tức là tiêu chuẩn kép. Nói khác đi là giả đạo đức.
Read moreNghĩ về cái chết của thủ lãnh ISIS Abu Bakr al Baghdadi (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Với chuyện này, ông Trump dĩ nhiên là thêm điểm nơi những người ủng hộ ông nồng nhiệt. Nhưng cũng có người cho rằng là giết được Al Baghdadi không nhất thiết dẹp được hoàn toàn lực lượng ISIS. Trong số, có cựu đại sứ Mỹ ở Saudi Arabi là ông Chas Freeman. Ông này còn cho rằng chưa biết chừng ISIS xẽ mạnh hơn. Vấn đề là ở chỗ ai sẽ là người thay thế. Quan điểm tương lai ISIS sẽ ra sao tùy theo ai là người thay thế cũng được chia sẻ bởi một tác giả trên báo Do Thái Jerusalem Post, nhân bàn về chuyện giết các lãnh đạo khủng bố.
Read moreQuanh quyết định rút quân khỏi Syria của tổng thống Trump (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Nếu Mỹ rút đi thì ảnh hưởng tiêu cực đè nặng lên Do Thái. Vì thế cho nên những tiếng nói chống đối quyết định rút quân nhao lên từ các nhân vật chính giới hai đảng ở Mỹ, mà người ta biết rằng rất gắn bó với Do Thái. Thủ lãnh khối đa số thượng viện là thượng nghị sĩ Cộng hòa Mitch McConnell tuyên bố rằng “rút quân khỏi Syria là làm lợi cho kẻ thù Hoa kỳ - tức là Iran, Nga và chế độ Assad”. Ông Connell né không nói đến Do Thái, vì nói ra như thế thì người không để ý vấn đề thời sự sẽ hỏi kẻ thù Do Thái mà tai sao Mỹ phải lo. Thực vậy, Iran là kẻ thù của Do Thái, vì là lực lượng đối trọng không để cho Do Thái một mình một chợ Trung Đông.
Read moreNồi luộc ếch sống miền thủ đô tị nạn Westminster, quận Cam, Nam California. (Bác sĩ Trần Xuân Ninh /Ngày 11 tháng 10/2019))
Tạ Đức Trí là thị trưởng người Mỹ gốc Việt đầu tiên của thành phố Westminster, Orange County tiểu bang California, từ năm 2012. Chương trình tiếng Việt đài VOA ngày 10 tháng 11/2017 đã viết một bài nhan đề “người thị trưởng vác tù và ở Westminster” dài gần 3000 chữ ca tụng ông Trí hết lời, ở tuổi 44, sau hai lần được tái cử, 4 năm rưỡi nắm quyền, kể cả chi tiết vụn có người tôn xưng gọi Trí là “ngài”.
Read moreBài Học Gì Cho Người Việt Nam? (Tuệ Vân)
Cũng chưa kể rằng những thành phần lãnh đạo của VC đều chân trước chân sau tìm cách lủi ra ngoại quốc bằng mọi giá. Lại cũng có thể nói rằng trong chế độ VC không có được bao nhiêu những đầu óc xây dựng chế độ mà chỉ có mưu toan khai thác chế độ làm giầu nhằm kiếm phương tiện ra sống ở ngoại quốc. Chuyện người dân Hồng Kông tự phát đòi quyền lợi với sức mạnh đủ khiến chế độ phải lui bước là một bài học lớn cho người VN suy ngẫm. Không đấu tranh cách này hay cách nọ tại chỗ để giành lại những quyền lợi chính đáng của mình thì chẳng có ai từ ngoài có thể giúp đổi thay hoàn cảnh.
Read moreLIệu chiến tranh Mỹ Iran có sẽ xẩy ra hay không? (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Ngày thứ bẩy 14 tháng 9 một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn và máy bay không người lái (drones) vào cơ sở lọc dầu vĩ đại ở Abqaiq và các giếng dầu ở Khurais của Saudi Arabia, làm thiệt hại tính ra đến 50% cơ sở lọc dầu. Số lượng dầu Ả Rập Saudi sản xuất vì thế đã giảm một nửa. Sự thiệt hại nặng đến độ muốn trở lại mức sản xuất bình thường phải cần nhiều tháng nữa. Chính phủ do lực lượng Houthi cầm đầu ở Yemen được Iran hỗ trợ chống lại chính quyền Yemeni mà Saudi Arabia ủng hộ đã xác nhận mình là tác giả. Tướng Yahya Sare’e của quân lực Houthi tuyên bố “Không lực của quân đội Yemeni và các hội đồng Nhân dân sáng ngày thứ bẩy đã thực hiện một cuộc hành quân lớn ở phía đông của Saudi Arabia” và thêm rằng các cuộc hành quân sẽ “gia tăng” và sẽ “đau đớn” hơn nữa.
Read moreVinh quang của Brave (Hải Lê)
Không ai biết mặt các Brave để vinh danh, và các Brave cũng chẳng cần ai vinh danh. Vinh quang lớn nhất của họ là cảm giác việc làm của mình đang góp phần quang phục Hong Kong, bảo vệ người dân nước họ. Và có lẽ trong tương lai xa khi Hong Kong tự do, họ có thể kể lại cho con cháu nghe một cách tự hào về một thời tranh đấu với tư cách một Brave.
Read moreHoàng Chí Phong (Joshua Wong) - Hạt Nhân Cuộc Đấu Tranh Dân Chủ Tại Hong Kong (Tuệ Vân)
Những gì mà người Hong Kong đang đòi hỏi, chỉ là yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng sự ký kết của Bắc Kinh về quy chế “Một quốc gia, hai thể chế” dành cho Hong Kong khi Hong Kong được Anh Quốc trao trả về cho Bắc Kinh vào năm 1997. Theo quy chế này, người Hong Kong được giữ quyền tự do bầu cử, tư do ứng cử và được chọn người lãnh đạo Hong Kong.
Read moreHong Kong - Cuộc Đấu Tranh Không Lãnh Đạo (Tuệ Vân)
Tuy không nhận vai trò lãnh đạo nhưng trong trong tâm thức của người dân Hong Kong đặc biệt là trong giới trẻ, rõ ràng nhà hoạt động sinh viên 23 tuổi Hoàng Chí Phong đã có một vị trí đặc biệt. Mô thức “mỗi người dân Hong Kong là một lãnh đạo đấu tranh” của Hoàng Chí Phong đã thấm vào lòng người và giúp đưa tinh thần đấu tranh đi sâu vào quần chúng và phát triển lớn mạnh.
Read moreHong Kong Và Cuộc Đấu Tranh Cho Dân Chủ (Tuệ Vân)
Cuộc đối đầu trong suốt 83 ngày qua của giới trẻ và người dân Hồng Kông với guồng máy chính quyền hiện hành do Bắc Kinh bổ nhiệm, cho đến nay xem chừng không có phần thuyên giảm. Điều này đã cho thấy quyết tâm của người Hồng Kông trong mục tiêu tranh đấu cho quyền sống tự do dân chủ tại Hồng Kông. Có vẻ như đa số người dân Hồng Kông bằng cuộc biểu tình dài ngày này cho thấy họ muốn chọn lựa cuộc sống cởi mở của chế độ cai trị bảo hộ Anh quốc được cải cách, thay vì là một chế độ Cộng sản độc tài Cộng sản biến thái mà Đặng Tiểu Bình đã vẽ ra từ năm 1997.
Read moreTrạng chết thì trẫm cũng già (Lâm Phong)
Thông báo của Văn phòng Đại diện Thương mại Bạch cung hoãn thuế quan và miễn thuế nhập cảng một số hàng TQ, cho thấy một bước lùi của Bạch cung. Điều này không khỏi làm cho nhiều người Việt ghét Tầu - nhưng tiêu thụ không nề hà đủ thứ sản phẩm Tầu - trách thầm ông Trump “sao không làm tới” để cho “chết cha bọn khựa” đi. Trách như thế vì quên mất rằng ông Trump chẳng phải là người chống Tầu, ông chỉ là một nhà tài phú của đất nước tư bản Hoa kỳ. Mở thương chiến theo nguyên tắc chỉ là để kiếm cái lợi thêm trong chuyện hai nước buôn bán với nhau, nếu không muốn nói là cho ông và gia đình ông ké chút đỉnh. Trách như thế cũng là vì có cái định kiến rằng Mỹ là một siêu cường muốn gì được nấy.
Read moreDám nói dám làm và Donald Trump (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Nhưng người đời không phải đa số là can đảm, cho nên ở nước Mỹ thời lập quốc, tự do phát biểu đã được ghi vào hiến pháp là một quyền để bảo đảm rằng ý kiến của mọi người dù hay dở thế nào và của bất cứ ai kể cả những người yếu nhược nhất cũng đều được nghe. Nhưng đến đây thì người ta lại nhận thấy rằng ý kiến tự do đưa ra mà nếu không được thực hiện thì cũng là vô ích cho nên dám nói còn cần dám làm nữa thì mới thực sự có tác dụng mong muốn.
Read moreNhững phát biểu kỳ thị của ông Trump về dân biểu Elijah Cummings và Baltimore (Bác sĩ Trần Xuân Ninh (Ngày 2 tháng 8/2019)
Bình tĩnh xem xét sự việc như trên, có thể nói rằng phản ứng cảm tính từ mọi phía khá mạnh đối với những lời công kích Cummings của Trump, tuy rằng những điều Trump nêu ra không sai. Nhưng tựu chung thì vẫn là do tính bặm trợn và sự kỳ thị của Donald Trump, khó mà có thể ưa, trừ những người cuồng mê Trump, và ghét sự khỏa lấp mị dân của những nhà chính trị chuyên nghiệp cổ điển. Trump biết rõ điều này cho nên đã và sẽ tiếp tục hành xử như vậy, để củng cố sự cuồng mê của một thành phần không nhiều nhưng tích cực bỏ phiếu trong cuộc bầu sắp tới. Đây là một chiến thuật khiến Trump nhiều phần sẽ được tái cử, bên cạnh sự ủng hộ của hệ thống siêu quyền lực Trump đã có, nhờ những ân huệ ban phát ra từ khi giữ chức tổng thống.
Read moreBÊN LỀ HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20 TẠI OSAKA 2019 (Đan Tâm)
Cuộc hội thảo song phương giữa Tổng Thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào sáng ngày 29 tháng 6. Trái với những lời tuyên bố hung hăng, và gay gắt của TT Trump trước khi đi dự, khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau, cả hai đều tươi cười, tay bắt mặt mừng như những người bạn thân, lâu năm mới gặp lại. Cuộc hội đàm kéo dài khoảng 80 phút, và chấm dứt với không khí hân hoan. Cả hai bên cùng tuyên bố thắng lợi. Kết quả là các cuộc đàm phán song phương sẽ sớm được khởi động trở lại. Mỹ sẽ đình chỉ lại việc áp đặt 25% thuế lên 300 tỷ hàng hóa còn lại của TQ vô thời hạn. Bù lại, TQ sẽ mua thêm nông phẩm của Hoa Kỳ như đậu nành. bột mì, ngũ cốc ...Về công ty Huawei, Hoa Kỳ sẽ cho phép các công ty công nghệ cao của Hoa Kỳ bán các phụ tùng có tính cách phổ thông cho Huawei, miễn là các phụ tùng này không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Theo sau tin tức sốt dẻo này, thị trường chứng khoán ở Hoa Kỳ, châu Âu và Á châu đều tăng điểm mạnh.
Read moreVề hiện tượng Trịnh Công Sơn (Bác sĩ Trần Xuân Ninh Ngày 18 tháng 7/2019)
Mới đây có một bài viết tác giả đã bỏ công ra suy nghĩ phân tích khá kỹ càng những ca khúc Trịnh Cộng Sơn về cả mặt âm thanh lẫn lời lẽ. Mà nói chung là nêu ra nhiều điều không chỉnh. Có thể là vô lý, vô nghĩa nữa. Nhưng không thể không thừa nhận rằng nhạc TCS khá là được nhiều người ưa thích, vì những lý do khác nhau. Thời Việt Nam Cộng hòa, nhờ được truyền đi bởi giọng hát Khánh Ly độc đáo, còn thời Việt Cộng nhạc TCS được VC thổi lên vì lý do chính trị, nhất là từ sau đổi mới mở cửa ra ngoài theo tư bản, cho tới bây giờ.
Read moreDonald Trump làm lịch sử (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Sau chót, nếu không nói đến nhận định về Trump của người Việt Nam thì chắc chắn là thiếu sót. Với người VN, hải ngoại cũng như trong nước, Trump đã làm chuyện lịch sử. Trump đã khiến nhiều người chống Cộng và chống Tầu ở hải ngoại mê Trump tối đa, mặc dầu Trump ca tụng, o bế Kim chính Ân, Tập Cận Bình, Putin, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc! Bản chất là di dân, đến Mỹ vì muốn được sống đời tự do dân chủ, nhưng nhiều người VN bênh vực chủ trương thủ cựu kỳ thị chủng tộc mà Trump biểu lộ ra không ngần ngại. Dân trong nước cũng không thiếu người thích Trump dầu rằng Trump vừa tuyên bố là sau Tầu, Trump sẽ đánh thuế quan lên các hàng VN vì VN đã lạm dụng rất nhiều trong giao thương với Mỹ.
Read moreLÒ LỬA TRUNG ĐÔNG (Hoàng Thế Hiển)
Các nhà bình luận thì thực tế hơn, họ cho rằng, hòa hoãn với Iran là một sách lược để kiếm phiếu trong mùa bầu cử Tổng Thống, nhiệm kỳ 2, vào tháng 11 năm 2020. Theo tình hình hiện nay, Tổng Thống Trump có nhiều triển vọng tái đắc cử. Sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ đang được mọi người công nhận. Việc thông đồng với Nga trong cuộc bầu cử năm 2016, đã được bạch hóa. Ông không dại gì phiêu lưu vào một cuộc chiến tranh, để có thể lại sa lầy, như cuộc chiến tranh tại Iraq.
Cho dù thế nào, trong thời gian tới, Hoa Kỳ và Iran sẽ vẫn tiếp tục đối đầu nhau, trong một cuộc chiến ... đánh võ miệng, tuy bằng lời lẽ nặng nề, xúc phạm, nhưng.... tự kiềm chế.
Read more