Chiều chủ nhật mồng 9 tháng 4, tại phi trường Ohare Chicago sau khi hành khách đã lên ngồi trên chuyến bay UA 3411 Chicago Louisville chờ cất cánh thì nhân viên United cần người tình nguyện nhường chỗ cho 4 nhân viên phi hành, đổi lấy một số đô la bồi thường và tiền khách sạn một đêm để chờ đến chiều hôm sau đi chuyến khác. Vì không có người tình nguyện, nhân viên UA đã lên cưỡng bách 4 người hành khách đi ra. Ba người im lặng chấp nhận. Một người mặt Á châu không đồng ý vì ông là một bác sĩ cần về Louisville xem bệnh sáng ngày thứ hai ở Louisville. Nhân viên an ninh phi trường được gọi đến can thiệp. Người hành khách đã bị một nhân viên an ninh dùng sức mạnh lôi ra khỏi ghế, kéo ông ta qua các tay dựa ghế, làm môi sưng vù chẩy máu. Sau đó, ông bị đặt nằm ngửa trên sàn máy bay rồi bị nắm lấy hai tay kéo sềnh sệch ra khỏi máy bay, áo tuột lên đến ngực, để lộ trần toàn bộ bụng và rốn, trong tiếng la ó phản đối của nhiều hành khách. “Trời đất ơi?” “Mấy người làm gì ông ta vậy?” “Thật là sai quấy!” vân vân…
Read moreÝ nghĩa vụ hỏa tiễn Syria bắn máy bay Do Thái (Bác sĩ Trần xuân Ninh, ngày 17 tháng 3/2017)
Dù sao đi nữa, thì vụ Syria bắn máy bay Do Thái này cho người ta thấy một điều là trong suốt sáu năm chiến tranh Syria, chính phủ Assad đã chỉ thụ động chống đỡ, không đụng gì tới Do Thái. Bây giờ rõ ràng là với sự giúp đỡ trực tiếp của không lực Nga từ hai năm nay, chính phủ Syria đã có thể khẳng định tư thế. Nhưng tư thế như thế nào thì cũng chưa có câu trả lời rõ rệt với chính phủ Trump, mà cho tới nay đối sách ngoại giao ở Trung đông và Nga chưa thực sự định hình.
Read moreChính phủ Trump có chống Do Thái hay không? (Lý Thế Thiên Ngày 17 tháng 3/2017)
Tóm lại, chống Do Thái là một nhãn hiệu gán oan cho ông Trump. Một doanh nhân Mỹ thường là không có lập trường chính trị chống hay bênh quyết liệt, mà chỉ có lập trường tùy thời tùy lúc theo hướng dẫn của các điều đình doanh vụ. Ngoài ra, thì người ta biết rằng chống Do Thái, cũng như kỳ thị sắc tộc là bị luật pháp Mỹ cấm chỉ.
Read moreTương lai chinh trị của Donald Trump (Bác Sĩ Trần Xuân Ninh)
Thành ra nói tổng quát lại cuộc đấu đá giữa Trump và truyền thông với phe chống đối hiên nay là cuộc đấu tranh giữa chủ trương giữa phe quốc gia (America first) và phe theo chủ nghĩa toàn cầu (globalism) là biến thái của chủ nghĩa chống bành trướng CS thời chiến tranh lạnh nay không còn nữa. Những dấu chứng được thua sẽ lộ ra dần trong vài tháng nữa. Một nơi quan trọng để nhìn là Do Thái với Netanyahu.
Read moreNhững khuyết tật, tội và lỗi của Donald Trump dưới mắt truyền thông Mỹ và phe chống đối (Trần Xuân Ninh)
Đặc điểm nổi bật chỉ là sự bất hòa giữa Trump với truyền thông là chưa từng bao giờ xẩy ra cho một tổng thống nào trước đây. Bởi vì tuy có lúc bầy tỏ khó chịu với truyền thông, các vị tiền nhiệm của Trump nói chung đều bỏ qua, chứ không dứt khoát ăn miếng trả miếng. Mà điều không tránh khỏi là hòn đất ném đi hòn chì ném lại.
Read moreCuộc chiến giữa Bạch cung và Truyền thông giòng chính (Trần Xuân Ninh)
Trong cuộc chiến tranh này, cố vấn chiến lược thân cận của ông Trump Steve Bannon, trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi với New York Times, lá cờ đầu của truyền thông giòng chính chống Trump tuyên bố “Truyền thông phải bối rối và xấu hổ, im miệng lại và nghe một thời gian. Tôi muốn ông ghi lại điều tôi nói này, là ‘Truyền thông ở đây là đảng đối lập. Truyền thông không hiểu đất nước này. Truyền thông không hiểu tại sao Donald Trump lại trở thành tổng thống’. Bannon cũng khẳng định rằng mặc dầu mọi cố gắng, truyền thông tin giả không thể nào đánh bại Trump, vì họ đã không tạo ra Trump. Họ sẽ bị bẽ mặt nữa.
Đúng thế, ai cũng biết nguyên tắc khi đã không cầm nâng cao lên thì không thể vất xuống.
Read moreChuyên chính truyền thông (Bác Sĩ Trần Xuân Ninh)
Từ nửa sau của thế kỷ thứ 20, khi ảnh hưởng Mỹ tràn vào miền Nam trong cuộc chiến chống bành trướng Cộng sản, và đặc biệt là từ khi các cộng đồng hải ngoại hình thành do phong trào vượt biên vượt biển tị nạn CS, thì lại học được tu chính điều một của hiến pháp Mỹ, rằng tự do ngôn luận là quyền tuyệt đối của mỗi cá nhân không thể bị xâm phạm. Truyền thông và kỹ nghệ giải trí Mỹ (và Tây phương) đã tung hoành trên quan điểm này và đã trở thành một thứ quyền lực bất khả xâm phạm, bao trùm lên trên tất cả ba ngành lập pháp tư pháp và hành pháp.
Read moreCÂU CHUYỆN BÁNH CHƯNG TẾT ĐINH DẬU (Giao Tiên)
Để chào mừng Tết Đinh Dậu, địa phận Vinh, tỉnh Nghệ An đã làm một cặp bánh chưng nặng 70 Kg để cúng thân mẫu ông Hồ chí Minh là bà Hoàng thị Loan, tạ thế cách đây gần một thế kỷ.
Cặp bánh chưng này phải dùng tới 1,000 chiếc lá dong, 600 ký gạo nếp, 200 kg đậu xanh và 300 kg thịt heo. Nấu xong bánh, chính quyền tỉnh Nghệ An phải dùng xe tải để chở bánh tới chân núi Đại Huệ, và chỉ đạo cho 30 thanh niên lực lưỡng gánh bánh lên miếu thờ.
Read moreHạnh Phúc & Đau Khổ (Tuệ Vân)
Cách đơn giản nhất để vượt qua nỗi khổ tâm hay tìm được cho ta sự bình an trong đau khổ chính là có được lối suy nghĩ “Xả” hay “Thả”. Tức là nhìn vấn đề với sự vị tha, hiểu biết, chấp nhận, và bình tâm. Trong cơn giận dữ hãy lấy những hơi thở dài đều đặn để đẩy ra những tạp niệm và lấy lại sự bình tâm. Có thế mới sáng suốt, để tìm ra được hướng giải quyết thích hợp thay vì chìm vào sự đau khổ khiến ta đi vào sai lầm hay tổn tâm và hao mòn sức khỏe.
Read moreNhững vấn đề ngoại giao trong mười ngày đầu chính phủ Donald Trump (Lâm Phong)
Qua vài sự kiện thời sự kể trên, có thể kết luận rằng những phát biểu của ông Trump trên twitter không hẳn đó là những điều ông Trump sẽ làm, hay có thể làm được. Đó chỉ là những điều ông Trump phản ứng hay nghĩ, hay muốn làm, tại chỗ. Nó không có giá trị chiến lược hay chiến thuật khác hơn bao nhiêu, là lời rao đặt giá món hàng của một nhà buôn. Nhà buôn nào thì cũng đặt giá như thế. Cái khác của ông Trump chỉ là sự ồn ào, với ngôn từ thô lỗ bặm trợn nhưng lôi kéo, tương tự như lối đặt giá và trả giá của những người lái trâu lái bò ở các phiên chợ huyện trong làng thôn miền Bắc Việt nam ngày xưa, nửa đầu thế kỳ thứ 20.
Read moreCờ Việt Cộng bị cấm treo trên các cột cờ thành phố tại San Jose, CA (Lý Thế Thiên)
Ngày 24 tháng 1/2017, hội đồng thành phố San Jose, California, 11 người gồm cả thị trưởng Sam Licardo, đã nhất quyết thông qua một quyết nghị cấm treo cờ đỏ sao vàng VC trên các cột cờ thành phố. Quyết nghị này đã được thông qua sau 3 tiếng đồng hồ nghe các cư dân phát biểu.
Read moreCâu chuyện bức tường dọc theo biên giới Mỹ / Mễ tây cơ và lời hứa của ông Donald Trump (Lâm Phong)
Ngày 24 tháng 1/2017, tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh cho xây bức tường dọc theo biên giới Mỹ và Mexico, để thi hành lời hứa lúc ông tranh cử là ngăn chặn người Mễ di cư vào Mỹ bất hợp pháp. Xây tường thì phải có tiền. Tiền thì chính phủ Mễ phải bỏ ra, như ông hẹn lúc tranh cử. Và ông đã tái khẳng định quan điểm này trong trả lời phỏng vấn với truyền thông Mỹ sau khi ký sắc lệnh. Về phía Mễ Tây cơ, tổng thống Enrique Pena Nieto trong cùng ngày đã tuyên bố rằng Mễ sẽ không trả tiền bức tường dài gần 2000 dặm này.
Read moreKỹ nghệ giải trí và triều đại Donald Trump (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Tóm lại, là Donald Trump đã đánh bại toàn bộ hệ thống quyền lực đương thời có ảnh hưởng suy nghĩ, điều động vận hành xã hội, điều kiện hoá cung cách hành xử người dân Hoa kỳ. Sự đánh bại to lớn này khiến cho người ta nghĩ đến tính cách mạng. Tuy nhiên, bản chất Trump là một thương gia thì không thể là người cách mạng. Sự thay đổi Trump mang lại nếu có, chỉ là vì Trump đã nhẩy được vào giới siêu quyền lực cho tới nay chỉ do một số độc chiếm quyết định.
Read moreThủ tướng Do Thái Netanyahu bị điều tra (Lâm Phong)
Nhan đề bài viết trên New York Times “Kẻ thù của Netanyahu là chính ông ta” với giải thích trong bài là cái lối sống huy hoắc sang trọng của hai vợ chồng Netanyahu, như thích xì gà thượng hạng, champagne ngoại hạng vân vân, có đủ ý nghĩa tiên đoán cuộc đời chính trị đã dài của BibiNetanyahu. Khôn ngoan nhất cho Neranyahu là điều đình từ nhiệm đúng lúc, để đổi lấy sự miễn tố, tránh số phận Ehud Olmert.
Read moreNgười bị trừng phạt không đau, người ra lệnh trừng phạt bị nhược (Bác Sĩ Trần Xuân Ninh)
Tin mới nhất trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình FOX ngày 3 tháng 1/2017, Julian Assange, người sáng lập ra Wikileaks đang tị nạn trong toà đại sứ Ecuador ở London, đã khẳng định rằng tin về đảng Dân chủ mà Wikileaks phóng đi không phải do Nga cung cấp, cũng không phải là từ một nguồn tin nhà nước nào cả. Những tin đó đều là thật mà Wikileaks thu thập được. Đối với tuyên bố này của Assange thì có người tin có người không tin. Tranh luận phải trái sẽ kéo dài vô tận. Nhưng chỉ xin nhắc ở đây rằng những tiết lộ động trời của Wikileaks về nhiều chuyện chính trị Mỹ và thế giới đã có từ mấy năm nay rồi, và chẳng mấy ai đặt vấn đề từ đâu, cũng không ai nói từ Nga hay không. Người ta chỉ để ý đến nội dung tin mà thôi.
Read moreQuyết nghị 2334 lên án Do Thái của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc và Chuyện con la của giáo hoàng (bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Ngày thứ sáu 23 tháng 12/2016 Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc gồm 15 thành viên với số phiếu 14/0, đã ra quyết nghị 2334 kết án chính sách của chính phủ Do Thái lập các khu định cư Do Tháitrên vùng Tây ngạn sông Jordan là vi phạm luật pháp quốc tế, và làm trở ngại cho việc thực hiện giải pháp hai nhà nước, trong hướng xây dựng một nền hoà bình dài lâu toàn diện và công bằng cho cuộc tranh chấp kéo dài Palestine Do thái. Quyết nghị này đã thông qua được là bởi vì Hoa kỳ đã không bỏ phiếu phủ quyết như mấy chục năm quá khứ.
Read moreQuyền lực không diện mạo” trong đời sống chính trị Mỹ (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Câu hỏi còn lại là: cái quyền lực không diện mạo này là ai? Đơn giản lắm. Đó là những thế lực cho tiền và quảng cáo cho các ứng cử viên khi tranh cử. Không phải là những món tiền vài chục đồng đô la móc ra bởi những ban vận động tranh cử, từ túi quần chúng bình thường mà Bernie Sanders nói. Mà là những đại tỉ phú dấu mặt dấu tên. Rõi ra không khó đối với những người biết cách.
Read moreCuộc tranh cử tổng thống 2016 là một thách đố cái quyền lực (vô hình) không diện mạo quyết định chính sách Mỹ (Bác sĩ Trần Xuân Ninh)
Xem như vậy thì có thể nói rằng trong những ngày cuối, hầu như toàn bộ hệ thống truyền thông Mỹ hỗ trợ bà Hillary Clinton, không kể nhân vật đứng đầu hành pháp là tổng thống Obama và gia đình, và tấn công Donald Trump quyết liệt. Đây là điều chưa từng xẩy ra trong lịch sử tranh cử tổng thống thống Mỹ mà tôi biết. Câu hỏi là tại sao phải như thế trong khi thông thường vào thời gian này, kết quả kể như là tương đối phân định thắng bại, không có những quýnh quáng vớt vát từng phiếu
Read moreAi thắng ai, Hillary Clinton hay Donald Trump? (Bác sĩ Trần Xuân Ninh ngày 14 tháng 10/2016)
Ai thắng ai, Hillary hay Donald? Thật khó trả lời. Vì dân Mỹ trí nhớ ngắn, ít có thói quen suy nghĩ sâu xa về chính trị, cho nên kết quả tùy thuộc khá nhiều ở cảm tính quần chúng mỗi bên vào phút chót. Nhưng ai thắng thì cũng thế thôi. Nước Mỹ sẽ không có gì thay đổi nhiều. Với Hillary thì sẽ là mọi sự như cũ. Những người hy vọng bà Clinton cứng rắn hơn với Nga hay Tầu sẽ thất vọng, vì bà được nuôi dưỡng bởi cùng hệ thống quyền lực hậu trường không diện mạo (expressionless) đã ủng hộ bà và tổng thống Obama suốt cả chục năm qua. Với Donald thắng cử thì sẽ có một số thế lực tài phiệt mới, khác hệ thống đương quyền chút đỉnh, cùng với những ồn ào cảm tính từ những thành phần quần chúng kỳ thị bảo thủ. Nhưng mà trở lại chính sách kỳ thị trước thập niên 70 thì là điều khó xẩy ra. Và quyết liệt với Nga hay Tầu thì là điều bất khả.
Read moreVài suy nghĩ nhân vụ giáo dân Kỳ Anh biểu tình chống Formosa (Thạch Trung Ẩn)
Giáo dân gồm trẻ con người lớn đàn ông đàn bà đã đi xe gắn máy từng đoàn chật cả đường lộ, mang theo biểu ngữ đến tụ tập trước bản doanh của hãng. Nhìn hình và các loại biểu ngữ nhiều người ở hải ngoại đã thấy rất sướng con mắt. Thí dụ “Yêu cầu chính quyền đứng về phía nhân dân, hãy bảo vệ nhân dân”. “Đừng đánh đổi tương lai dân tộc cho Formosa”; “đừng vì Formosa mà phản bội nhân dân”, vân vân và vân vân.
Read more